Những tai nạn quá liều thuốc cần chú ý

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp tai nạn thuốc ở trẻ em xảy ra cần phải nhập viện điều trị, thậm chí để lại hậu quả xấu tới sức khoẻ của trẻ sau này.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp tai nạn thuốc ở trẻ em xảy ra cần phải nhập viện điều trị, thậm chí để lại hậu quả xấu tới sức khoẻ của trẻ sau này.

Vậy các thuốc nào thường gây quá liều ở trẻ và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?

Các thuốc thường gây quá liều ở trẻ

Trẻ nhỏ hay có các vấn đề về sức khoẻ như ho, sốt, cảm cúm. Người lớn thường tự mua thuốc về trị các chứng này. Nếu dùng đúng cách thuốc an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, khi dùng quá liều, con bạn có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Các thuốc OTC có thể gây quá liều ở trẻ:

Acetaminophen (giảm đau và hạ sốt): Acetaminophen gây hại cho gan nếu không uống đúng cách. Acetaminophen có thể được tìm thấy cùng với nhiều loại thuốc không kê đơn khác, bao gồm thuốc chữa ho và các triệu chứng cảm cúm.

Nhung tai nan qua lieu thuoc can chu y hinh anh 1
Cần để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Thuốc kháng viêm không steroid- NSAID (giảm đau, viêm và hạ sốt): Các thuốc này gây chảy máu dạ dày và các vấn đề về thận ở một số người. Nếu con bạn dùng thuốc làm loãng máu, bạn phải hỏi bác sĩ xem các thuốc này có an toàn cho con không. Ibuprofen và aspirin là một số thuốc điển hình trong nhóm. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng NSAID mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc ho và cảm cúm:

-Thuốc kháng histamine (giảm dịch nhầy): Thuốc này được sử dụng để giảm sổ mũi, các triệu chứng của dị ứng, và giúp dễ ngủ. Diphenhydramine là một thuốc kháng histamine phổ biến. Thuốc kháng histamine có thể được tìm thấy cùng với các loại thuốc OTC chữa ho và các triệu chứng cảm cúm khác.

- Thuốc trị ho (dùng để giảm các cơn ho kéo dài).

- Thuốc thông mũi (dùng để làm thông mũi và xoang). Pseudoephedrine là một loại thuốc thông mũi thường gặp.

- Thuốc long đờm (làm loãng đờm để bệnh nhân ho) như guaifenesin. Thuốc có thể loại bỏ đờm khỏi phổi và làm bệnh nhân dễ thở.

Nguyên nhân gây quá liều thuốc

Dùng quá nhiều thuốc một lúc: Điều này xảy ra khi bạn không biết chính xác cân nặng của con và cho con uống nhầm liều thuốc. Bạn cũng có thể cho con uống quá nhiều thuốc vì không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hoặc dùng sai dụng cụ đo. Không nên dùng thìa bình thường để đo thuốc. Thay vào đó, bạn nên dùng cốc, xi-lanh, thìa hoặc ống nhỏ giọt đi kèm với lọ thuốc.

Dùng nhiều hơn một loại thuốc một lúc: Các thuốc khác nhau vẫn có thể có chung thành phần hoạt tính, như acetaminophen. Dùng hai thuốc có cùng thành phần hoạt tính có thể gây quá liều.

Thuốc phóng thích kéo dài được dùng quá thường xuyên: Thuốc phóng thích kéo dài có tác dụng lâu hơn thuốc thông thường, nên không cần được dùng quá thường xuyên

Dùng chung thuốc của người lớn: Thuốc tồn tại ở các dạng khác nhau. Người lớn và trẻ em không nên dùng chung một liều thuốc.

Nhung tai nan qua lieu thuoc can chu y hinh anh 2
Người lớn và trẻ em không nên dùng chung một liều thuốc.

Nhận biết khi trẻ bị quá liều thuốc

Đối với triệu chứng dùng thuốc quá liều nhẹ: Da đỏ hoặc khô miệng; đau bụng, buồn nôn, nôn mửa; có tiếng kêu trong tai, khó nghe…

Triệu chứng dùng thuốc quá liều nghiêm trọng: Nhịp tim nhanh, nôn mửa, hoặc nôn mửa lẫn máu, khó tiểu tiện hoặc đại tiện ảo giác hoặc không thể nói chuyện rõ ràng, đồng tử mở to, tăng động, hoặc động kinh, chóng mặt hoặc buồn ngủ, khó thở, nhầm lẫn, hoặc bất tỉnh…

Khi có các biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời, và cần nói rõ với bác sĩ tất cả các loại thuốc cảm và thuốc giảm đau con bạn đã dùng, cũng như thời điểm, khoảng thời gian và liều dùng thuốc…

Cách nào ngăn chặn?

Hãy tuân thủ những điều sau để dùng thuốc an toàn:

Để thuốc xa khỏi tầm tay trẻ em, hoặc không cho trẻ nhìn thấy thuốc. Cất thuốc trên các ngăn tủ cao ngay khi dùng xong. Xoáy nắp lọ thuốc chặt, đặc biệt là các lọ có khóa chống trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sử dụng muỗng đo liều dùng đi kèm với lọ thuốc nếu có.

Kiểm tra các thành phần hoạt tính trong tất cả các thuốc của con bạn. Hãy chắc chắn bạn không cho con uống hai loại thuốc chứa cùng thành phần hoạt tính. Hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào.

Theo Sức khỏe và Đời sống


sức khỏe của trẻ

kháng thuốc

uống thuốc quá liều


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.