Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận "chết mòn" bạn cần tránh

Dưới đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế về những thói quen ăn uống gây hại cho thận thường gặp trong cuộc sống.

Dưới đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế về những thói quen ăn uống gây hại cho thận thường gặp trong cuộc sống.

Sở hữu vai trò vô cùng quan trọng, nhưng thận cũng là một bộ phận hết sức nhạy cảm. Bởi vậy, chỉ cần những việc làm tiêu cực dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới công năng của cơ quan này.

1. Uống nước quá nhiều hoặc quá ít

Những chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất chủ yếu được gan và thận xử lý. Trong đó, thận phụ trách vai trò duy trì sự cân bằng giữa nước và các chất điện giải, đồng thời thải các chất độc qua đường nước tiểu.

Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận chết mòn - Ảnh 1.

Uống quá nhiều hay quá ít nước đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới thận. (Ảnh minh họa).

Trong quá trình đào thải độc này, nước đóng vai trò là thành phần chủ chốt. Uống ít nước đồng nghĩa với việc thận không có đủ điều kiện để bài tiết độc tố.

Ngược lại, uống quá nhiều nước lại làm gia tăng gánh nặng đối với cơ quan này, đồng thời khiến cho lượng nước thừa bị lưu lại trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù thũng.

Lời khuyên: Lượng nước tiểu ổn định thường ở vào khoảng 1.500 – 2.000ml/ngày. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo hấp thu lượng nước tương đương với 6 chai nước khoáng là có thể đảm bảo công năng của thận.

2. Ăn quá mặn

Muối là một trong những "thủ phạm" làm gia tăng gánh nặng cho thận. 95% lượng muối hấp thụ trong quá trình ăn uống được thận xử lý. Bởi vậy, việc ăn quá mặn, hấp thu quá nhiều muối có thể làm rối loạn chức năng của thận.

Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận chết mòn - Ảnh 2.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên rằng mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối. (Ảnh minh họa).

Lời khuyên: Theo Trung y, trong "ngũ vị", mặn là vị ngấm trực tiếp vào thận. Vị mặn vừa có thể dưỡng thận, cũng vừa có thể làm tổn thương thận. Do đó, lượng muối mỗi ngày hấp thụ không nên vượt quá 6g.

3. Chế độ ăn uống quá nhiều đạm

Thói quen ăn uống thanh đạm là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dưỡng thận. Việc ăn quá nhiều protein sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn công năng thận, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Lời khuyên: Theo kiến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, nếu tính theo cân nặng của con người thì hàm lượng protein hợp lý là 8gr/1kg. Theo đó, một người nặng 50kg chỉ nên hấp thụ không quá 40gr protein mỗi ngày.

Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận chết mòn - Ảnh 3.

Ăn nhiều hơn 300gr thịt mỗi ngày sẽ gây nhiều nguy cơ tổn hại tới thận. (Ảnh minh họa).

Đối với người bị viêm thận mãn tính, hàm lượng protein mỗi ngày càng nên giảm xuống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho nhóm đối tượng này là mỗi ngày 1 hộp sữa, 100gr thịt, 100gr đậu phụ, 300-400gr lương thực cùng các loại rau củ và trái cây.

4. Uống bia

Bia là thức uống làm tăng acid uric trong máu. Thói quen uống nhiều bia còn gây ra tình trạng cholesterol cao và nhiều bệnh chuyển hóa khác, trong đó có các bệnh về thận.

Đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thận, việc uống bia quá nhiều sẽ khiến acid uric lắng đọng, dẫn tới tắc nghẽn ống thận, thậm chí suy thận.

Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận chết mòn - Ảnh 4.

Lời khuyên: Lượng bia của một người đàn ông trưởng thành nên uống mỗi ngày vào khoảng 25gr, tương đương 750ml. Con số này đối với phụ nữ là 15gr, tương đương với 450ml bia.

Với những người thường xuyên uống bia, ngoài chủ động hạn chế, việc xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra chức năng thận thường xuyên là đặc biệt cần thiết để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

5. Nhịn tiểu

Người bình thường mỗi ngày tiểu khoảng 1.000-2.000ml.

Thói quen nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang nhiều hơn mức bình thường, lâu dài có thể làm thương tổn bàng quang, cản trở quá trình bài tiết của thận, dẫn tới nhiễm độc tiết niệu do suy thận.

Những thói quen ăn uống hàng ngày khiến thận chết mòn - Ảnh 5.

Nhịn tiểu là một trong những thói quen đặc biệt gây hại cho công năng thận và bàng quang. (Tranh minh họa).

Lời khuyên: Nhịn tiểu chỉ thích hợp duy trì trong thời gian ngắn và tình trạng cấp bách. Không nên nhịn tiểu quá lâu, càng không nên thường xuyên nhịn tiểu.

Một số thành phần thuốc gây hại cho thận

Gentamicin, Streptomycin, Sullfamid, kháng sinh nhóm aminoglycoside , rifampin trong thuốc chống lao là các nhóm thuốc nếu dùng không đúng cách sẽ gây nhiễm độc thân.

Nếu buộc phải sử dụng thuốc chứa các thành phần này, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ gây thương tổn đến thận.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.