- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những thói quen ăn uống khiến bạn vô tình bị nhiễm COVID-19
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cần phải thay đổi nhiều thói quen ăn uống để ngăn chặn không đưa virus xâm nhập vào cơ thể.
Ăn lẩu, dùng chung một bát nước mắm, gắp thức ăn cho người khác... là những thói quen có thể khiến bạn vô tình bị nhiễm COVID-19.
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mọi người nên bỏ một số thói quen ăn uống để ngăn chặn nhiễm virus từ người bị bệnh sang người lành, nhất là khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, biến chủng Omicron lây lan nhanh.
1. Ăn lẩu cùng nhiều người
Lẩu là món ăn rất hấp dẫn và phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên, khi ăn lẩu, mọi người thường dùng chính đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung để gắp thức ăn trong nồi lẩu vào bát, đưa lên miệng ăn.
Thói quen dùng đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COVID-19.
Thói quen dùng đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COIVD-19.
2. Dùng chung một bát nước mắm, muối chấm
Trong mâm cơm của người Việt từ trước tới nay vẫn có thói quen dùng chung một bát nước mắm hoặc gia vị chấm. Trong các mâm cỗ hay tiệc cưới hỏi, ma chay, bát nước chấm cũng vẫn được dùng chung cho cả mâm cơm 6 người ngồi ăn. Vì bát nước mắm và gia vị được dùng chung trong mâm cơm nên mọi người thường dùng đũa của mình để cùng chấm vào bát nước chấm.
Thói quen dùng chung bát nước mắm hay đồ muối chấm như vậy sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COVID-19. Vì vậy, mỗi người cần có bát nước chấm hay đĩa muối riêng để dùng tùy theo sở thích và bảo đảm an toàn hơn.
Mỗi người cần có bát nước chấm hay đĩa muối riêng để dùng tùy theo sở thích.
3. Dùng đũa của mình gắp thức ăn mời người khác
Nhiều người vẫn hay giao tiếp khi ăn tiệc hoặc tỏ lòng hiếu khách khi có khách tới nhà ăn cơm bằng cách gắp thức ăn cho người khác.
Cũng có những khi gia đình ăn cơm không có khách nhưng một số người vẫn giữ thói quen tiếp thức ăn cho người lớn tuổi hoặc dùng đũa của mình đảo đi đảo lại thức ăn trong đĩa thức ăn chung. Một số người gắp thức ăn cho thẳng vào miệng chứ không cho thức ăn vào bát rồi mới đưa lên miệng ăn.
Những hành động này cũng sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm COVID-19. Vì vậy, trên bàn ăn cần có thìa, muỗng hay đôi đũa để dùng chung. Mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa hay thìa dùng chung.
Nhiều người vẫn hay giao tiếp khi ăn uống bằng cách gắp thức ăn cho người khác là không nên.
4. Nhai cơm, mớm cơm đút cho trẻ
Khi đút cháo, bột cho trẻ, nhiều người vẫn hay cho vào miệng của mình quén cho thìa cháo, bột gọn để tránh bị rơi, rớt rồi mới cho vào miệng trẻ.
Ở nhiều vùng nông thôn hiện nay vẫn còn thói quen nhai cơm, mớm cơm cho trẻ. Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm tưởng chừng như không còn nhưng thực ra vẫn đang diễn ra. Ngay cả ở các thành phố cũng vẫn có gia đình cho con ăn cơm nhai bởi cho rằng, trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp.
"Bệnh từ miệng vào", vì vậy, cần thay đổi một số thói quen ăn uống để ngăn chặn nguy cơ không đưa virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm lây nhiễm virus từ người bị bệnh sang người lành.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
-
Sức khỏe1 giờ trướcBệnh nhi (7 tuổi, nặng 38kg, trú tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng co giật toàn thân, tím tái.
-
Sức khỏe1 giờ trướcBệnh nhân đậu mùa khỉ nổi các nốt sần, chuyển dần thành mụn nước. Người mắc Covid-19 bị phát ban giống nổi rôm hoặc thành mảng như tổ ong.
-
Sức khỏe2 giờ trướcBa sản phẩm hỗ trợ giảm béo và tăng cường sinh lý vừa bị phát hiện chất cấm Sildenafil, Sibutramine.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTrong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát. Chúng ta hay dùng rau muống trong bữa cơm hàng ngày nhưng ít ai biết rằng nó có thể được sử dụng như một loại thuốc để trị nhiều bệnh thường gặp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCác nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMặc dù vậy, cha mẹ lại vô tư không hề hay biết luôn cho con uống ngay từ khi còn rất nhỏ dưới mác giới thiệu thực phẩm cho con.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNgười dân ở các vùng trường thọ coi bữa sáng là quan trọng nhất, dùng nhiều loại rau quả, không ăn quá no…
-
Sức khỏe8 giờ trướcMít chứa nhiều đường, lại còn có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người dưới đây nên thận trọng khi ăn mít.
-
Sức khỏe19 giờ trướcChức năng gan bất thường, bao gồm cả khả năng bị viêm gan sau khi nhiễm Covid-19, đã được ghi nhận trong suốt đại dịch.
-
Sức khỏe21 giờ trướcBản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/5 của Bộ Y tế cho biết ghi nhận 1.323 ca mắc mới COVID-19 tại 43 tỉnh, thành; trong ngày số khỏi gấp gần 5 lần số mắc mới; Không có F0 nào tử vong trong ngày và cả nước chỉ còn 216 F0 nặng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMặc dù u bướu là một trong những triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất, nhưng có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng cho thấy nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSố ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh trên địa bàn TPHCM, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 7 ca tử vong. Ổ dịch đã xuất hiện tại 17 quận huyện và thành phố Thủ Đức, nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.