- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư? Bác sĩ lý giải sự thật
Nồi chiên không dầu ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính tiện dụng, giảm được dầu mỡ nhưng không ít người có ý định ''tống khứ'' sản phẩm này khi nghe thông tin chất acrylamide sinh ra từ nồi chiên ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư. Thực hư việc này thế nào?
Thời gian gần đây, nhiều tài khoản mạng xã hội đồng loạt chia sẻ một bài viết với nội dung cảnh báo: Nồi chiên không dầu gây ung thư vì ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra lượng lớn acrylamide. Thông tin này khiến không ít người hoang mang bởi hiện nay nồi chiên không dầu là vật dụng nhà bếp hầu như gia đình nào cũng có và sử dụng thường xuyên.
Liệu thực phẩm được nấu bằng nồi chiên không dầu có thể gây ung thư cho người ăn và dùng thiết bị này như thế nào để hạn chế được các nguy cơ (nếu có)? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên gia Nhi khoa tại bang Texas, Mỹ, sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng:
Nồi chiên không dầu được nhiều gia đình sử dụng (Ảnh minh họa)
Acrylamide là gì?
Acrylamide là một hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp dưới dạng polyacrylamide and acrylamide copolymers.
Trong thức ăn, acrylamide được tạo ra từ phản ứng của amino acid asparagine và đường ở nhiệt độ cao. Asparagine có trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là khoai tây và các loại ngũ cốc.
Các loại thực phẩm có thể chứa acrylamide là: khoai tây chiên, bánh mì, bánh làm từ bột ngũ cốc, ngũ cốc, cà phê.
Ngoài ra, acrylamide còn được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Chúng ta tiếp xúc với acrylamide chủ yếu từ thức ăn và khói thuốc lá, mà khói thuốc lá chứa nhiều acrylamide hơn thức ăn. Lượng acrylamide trong máu người hút thuốc cao hơn 3-5 lần so với người không hút thuốc.
Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ, nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra.
Giữa 3 phương pháp nấu ăn thì nồi chiên không dầu có nhiệt độ 120-180 độ C, nướng có thể tới 320 độ C, dầu chiên có thể lên tới 300 độ C. Như vậy nồi chiên không dầu tạo ra acrylamide ít hơn so với chiên dầu và nướng.
Các thức ăn từ sữa, thịt, cá không tạo ra acrylamide khi được nấu ở nhiệt độ cao.
Acrylamide có độc hại không?
Theo nghiên cứu trên động vật, khi cho acrylamide vào nước uống ở liều cao thì làm tăng nguy cơ ung thư trên một số cơ quan của con vật.
Ở đây, chúng ta cần chú ý 2 vấn đề: Liều cao và tăng nguy cơ, có nghĩa là tiếp xúc phải đủ nhiều và đủ lâu, tăng nguy cơ không có nghĩa là tiếp xúc với acrylamide là sẽ bị ung thư mà tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn mà thôi.
Các nghiên cứu trên người vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng là acrylamide sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên người, một khó khăn là rất khó để định lượng được lượng acrylamide từ thức ăn một người tiêu thụ. Hơn nữa độ hấp thu và chuyển hóa acrylamide trên cơ thể người cũng khác trên cơ thể động vật.
Tuy nhiên vì acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp acrylamide vào loại hóa chất có hại cho sức khỏe và đưa ra các biện pháp nhằm giảm acrylamide trong thức ăn chứ không cấm.
Vậy thực sự dùng nồi chiên không dầu có gây ung thư?
Sau khi đọc tới đây, chắc bạn đã hiểu là nồi chiên không dầu không phải là tội phạm gây ung thư. "Thủ phạm" chính là chúng ta. Khi quyết định ăn món khoai tây chiên đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận ăn thêm một chút acrylamide trong khi thưởng thức món này, dù là chiên dầu hay không dầu hoặc nướng.
Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên, rán để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
So ra dùng nồi chiên không dầu còn tốt hơn chiên dầu hay nướng nhiều vì tạo ít acrylamide hơn và ít dầu mỡ hơn, như vậy, rõ ràng nó có công hơn là có tội.
Bản thân tôi có 3 nồi chiên không dầu: Một chiếc ở nhà, một chiếc ở chỗ làm, và mới mua một cái cho con gái sử dụng trong ký túc xá.
Tôi có tiếp tục ăn khoai tây chiên không? Tôi vẫn sẽ ăn khi thèm khoai tây chiên, chỉ là không ăn thường xuyên. Tôi sẽ chiên nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn (160-180 độ C), và tránh để khoai tây lâu trong tủ lạnh, ngâm trong dung dịch chứa giấm ăn pha loãng trước khi chiên, sấy khô nhanh bằng lò nướng với khí nóng sau khi chiên dầu cũng giúp giảm acrylamide tới 70-80% trong một nghiên cứu.
Việc tránh acrylamide hoàn toàn là một chuyện bất khả thi. Trong một khảo sát trên hàng ngàn người ở Mỹ, 99,9% mẫu máu có dấu vết của acrylamide, quan trọng là liều lượng. Thuốc và độc chất chỉ khác nhau ở liều lượng mà thôi, không tin bạn thử uống 10 lít nước mỗi ngày trong một tuần thử xem sao, bạn sẽ nhập viện vì co giật.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
Sức khỏe21 phút trướcThịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe4 giờ trướcBệnh nhân nhập viện với triệu chứng đái ra máu kéo dài, đau vùng thắt lưng, kết quả thăm khám phát hiện u thận với kích thước lớn
-
Sức khỏe4 giờ trướcTục ngữ Trung Quốc có câu 'Dưỡng thận trước dưỡng thân', ý muốn nói chỉ khi đảm bảo sức khỏe của thận thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh, các bệnh mãn tính sẽ không tự dưng xuất hiện.
-
Sức khỏe9 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMùng 6 Tết, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận một bệnh nhi (26 tháng tuổi, trú tại Đồng Tháp) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều người có thói quen lấy ráy tai thường xuyên nhưng phương pháp không đúng cách có thể gây hại cho tai lúc nào không hay, thậm chí là dẫn đến ung thư.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo các bác sĩ, trẻ thiếu máu nhưng thừa sắt có thể do Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Bệnh này có chi phí chữa trị tốn kém và cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe22 giờ trướcBệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, tiếp xúc chậm, da xanh tái, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam thanh niên 24 tuổi đã tự tiêm filler để tăng kích cỡ dương vật. Sau hai năm, bộ phận này sưng tấy, rỉ mủ và hoại tử da.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nghiên cứu đã cho thấy người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChiều 2/2, đại diện AstraZeneca Việt Nam cho biết, AstraZeneca và Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi mở túi đựng thi thể, nhân viên nhà tang lễ phát hiện bệnh nhân 66 tuổi đang thở gấp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐối phó với thời tiết nồm ẩm, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta dễ stress. Đó là còn chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuả dừa, trà xanh và một số thực phẩm rất phổ biến sẽ giúp cơ thể bạn thanh lọc sau kỳ nghỉ Tết ăn uống thả ga.