NS Chí Tài từng thực hiện thử thách "Đứng một chân" để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe

Thử thách "Đứng một chân" mà nghệ sĩ Chí Tài đã thực hiện có những tác dụng gì?

Chiều ngày 9/12, thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và xót thương. Nhìn lại fanpage của Chí Tài, nhiều người càng đau đớn hơn khi chỉ trước đó 3 ngày, nam nghệ sĩ còn tham gia thực hiện thử thách "Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt" để kiểm tra nguy cơ đột quỵ.

Động tác này xuất phát từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) với trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 cho thấy có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây khi giữ thăng bằng 1 phút. Bác sĩ nói: Nếu đứng 1 chân mà không quá 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ.

Mặc dù kết quả đạt được là "hết sức lo lắng" và thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhưng nghệ sĩ vẫn rất lạc quan và nói rằng cần cố gắng để khỏe mạnh hơn nữa. Ông cũng không quên gửi lời thách đấu thưởng thức "món ăn bí mật' giúp phòng ngừa đột quỵ tới đồng nghiệp của mình. Điều này chứng tỏ, nghệ sĩ Chí Tài vô cùng quan tâm đến sức khỏe của bản thân, cũng đã vô cùng cẩn thận khi tìm hiểu về nguy cơ đột quỵ.

NS Chí Tài từng thực hiện thử thách Đứng một chân để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe-1NS Chí Tài từng thực hiện thử thách Đứng một chân để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe-2


Vậy, thử thách "Đứng một chân" mà nghệ sĩ Chí Tài đã thực hiện có những tác dụng gì?

Còn được gọi là Kim kê độc lập (gà vàng đứng 1 chân), động tác đứng giữ thăng bằng trên một chân tuy nghe qua thì rất đơn giản nhưng trong Đông y và cả Tây y, nó lại là một loại "thước đo" tình trạng sức khỏe. Phương pháp này có thể điều chỉnh mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trở về trạng thái hài hòa và mang lại hiệu quả dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe.

Cách thực hiện động tác "Đứng một chân" như sau:

Đầu tiên, bạn dùng một chân làm trụ. Chân còn lại từ từ nâng cao. Không cần nhắm mắt.

Sau đó, bạn áp lòng bàn chân đang giơ lên này vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt. Hai tay đưa ra để giữ thăng bằng, một chân đứng vững trên mặt đất và từ từ nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi bạn phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi té ngã.

Để đạt được hiệu quả dưỡng sinh, bạn nên cố gắng duy trì động tác trong thời gian lâu nhất có thể.

NS Chí Tài từng thực hiện thử thách Đứng một chân để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe-3


Kết quả nhận được sẽ chính là thang đo sức khỏe thể chất của bạn:

Tiêu chuẩn đối với nam giới

Từ 30 đến 39 tuổi: Đứng bằng một chân trong 9 giây.

Từ 40 đến 49 tuổi: Đứng bằng một chân trong 8 giây.

Từ 50 đến 59 tuổi: Đứng bằng một chân trong 7 giây.

Từ 60 đến 69 tuổi: Đứng bằng một chân trong 5 giây.

Tiêu chuẩn đối với nữ giới:

Từ 40 đến 49 tuổi: Đứng bằng một chân trong 9 giây.

Từ 50 đến 59 tuổi: Đứng bằng một chân trong 8 giây.

Từ 60 đến 69 tuổi: Đứng bằng một chân trong 7 giây.

Từ 70 đến 79 tuổi: Đứng bằng một chân trong 5 giây.

Lưu ý: Động tác phải được thực hiện khi nhắm mắt, bởi đó là lúc cơ thể chúng ta ở trong tình huống không bị phụ thuộc vào bất kỳ một tác động nào xung quanh.

NS Chí Tài từng thực hiện thử thách Đứng một chân để phát hiện nguy cơ đột quỵ: Động tác này hóa ra có rất nhiều lợi ích sức khỏe-4


Những lợi ích sức khỏe khi chăm chỉ thực hiện động tác Kim kê độc lập

Trong cuốn sách về dưỡng sinh vô cùng nổi tiếng "Cầu y bất như cầu kỷ" (Nhờ cậy vào bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình), chỉ trong nửa năm đã tái bản tới 12 lần nói rằng, động tác "Kim kê độc lập" là động tác dưỡng sinh mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đứng một chân còn là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng thái cân bằng về thể chất. Theo các chuyên gia Đông y "chân có khỏe, người mới khỏe", nếu chân không đứng vững thì rõ ràng cơ thể không được khỏe mạnh. Hay nói một cách khác, cơ thể không thể giữ thăng bằng nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

Ở chân mỗi người có 6 kinh lạc đi qua và chứa rất nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, đây còn là nơi liên kết giữa những bộ phận quan trọng như phổi, thận, gan...

Vì vậy, việc đứng thăng bằng trên 1 chân sẽ giúp những bộ phận của cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình hình sức khỏe trở nên tốt hơn, cụ thể như sau:

- Ổn định huyết áp: Chỉ cần luyện tập động tác này trong vòng 1 phút mỗi ngày, bạn có thể đạt được những công hiệu tuyệt vời như phòng ngừa tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm khả năng mắc bệnh đãng trí khi về già.

- Tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh phòng đột quỵ: Trung tâm Y học thuộc Viện Nghiên cứu Y học Đại học Kyoto (Nhật Bản) từng tiến hành kiểm tra thể chất với những người thường xuyên luyện tập động tác kim kê độc lập trong lúc mở mắt. Trưởng nhóm nghiên cứu Yasushi Tahara cũng khẳng định: Năng lực Kim kê độc lập là yếu tố quan trọng để khảo sát sức khỏe của bộ não.

- Giúp xương chắc khỏe: Thường xuyên luyện tập động tác đứng một chân sẽ tạo điều kiện cho cơ bắp của chúng ta được rèn luyện nên có thể giúp xương cốt chắc khỏe, phòng ngừa hoặc giảm đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/nghe-si-chi-tai-tung-thuc-hien-thu-thach-dung-mot-chan-de-phat-hien-nguy-co-dot-quy-dong-tac-nay-hoa-ra-co-rat-nhieu-loi-ich-suc-khoe-20201209174651609.chn

Chí Tài


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.