Nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng nếu thuộc một trong những đối tượng sau

Xoắn buồng trứng là căn bệnh có thể gặp phải ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 40 tuổi.

Xoắn buồng trứng là căn bệnh có thể gặp phải ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 40 tuổi. Nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì nữ giới sẽ không gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản của mình.

Xoắn buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị tụt xuống và xoắn vặn lại. Khi gặp phải tình trạng này, nguồn máu cung cấp để nuôi buồng trứng của nữ giới sẽ bị tắc nghẽn. Nếu không xử lý kịp thời, dòng máu này sẽ bị tắc nghẽn và khiến các mô bị xoắn lại, gây hoại tử, viêm nhiễm, thậm chí còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Thêm nữa, nếu không phát hiện bệnh sớm thì nguy cơ cao còn gây hại tới chức năng nội tiết tố nữ và khả năng sinh sản sau này.

Một vài triệu chứng giúp nữ giới nhận biết tình trạng xoắn buồng trứng

Đa phần, những người bị xoắn buồng trứng thường gặp phải một vài cơn đau đến đột ngột mà không được cảnh báo trước. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám phụ khoa ngay nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau:

- Đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu.

- Có hiện tượng buồn nôn và sốt cao.

- Chảy máu âm đạo bất thường.

Nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng nếu thuộc một trong những đối tượng sau-1

- Bị chuột rút liên tục.

3 nhóm đối tượng nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng:

Xoắn buồng trứng thường gặp phải ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 40 nhưng không phải ai cũng nắm rõ tình trạng này. Dưới đây là 3 nhóm đối tượng nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng mà bạn nên tìm hiểu ngay.

*Nhóm 1: Nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ

Nếu bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh thì không cần quá lo chuyện có nguy cơ bị xoắn buồng trứng. Bởi căn bệnh này thường gặp nhiều nhất ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Mike Hoaglin (Bác sĩ tại phòng cấp cứu thuộc Bệnh viện Đại học Duke) cho biết: "Với những cô gái trẻ, mô tế bào của họ thường mềm và linh hoạt hơn nên buồng trứng có thể di chuyển dễ dàng và xoắn lại do sự thay đổi của các hormone".

Điều này đồng nghĩa rằng, nữ giới có độ tuổi càng cao thì nguy cơ bị xoắn buồng trứng càng thấp. Tuy nhiên, cũng không có gì đảm bảo điều này hoàn toàn đúng 100% nên bạn vẫn cần chú ý phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy ra.

Nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng nếu thuộc một trong những đối tượng sau-2

*Nhóm 2: Nữ giới có buồng trứng chứa nhiều u nang

Nếu trong buồng trứng của bạn chứa nhiều u nang (hoặc các khối u) thì khả năng cao bạn cũng có thể gặp phải tình trạng xoắn buồng trứng. Nguyên nhân là vì, các khối u này dễ tạo ra sức nặng đè nén lên các buồng trứng, khiến nó bị xoắn lại.
Bác sĩ Mike Hoaglin cũng cho biết, nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) chắc chắn có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị đau nhức ở vùng bụng, hãy chủ động đi khám để xem có phải mình đã bị xoắn buồng trứng hay không, từ đó có hướng xử lý bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

*Nhóm 3: Nữ giới lạm dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Mira Aubuchon (Bác sĩ chuyên khoa về béo phì và sinh sản tại Trung tâm Y học Sinh sản Missouri) cho biết, những loại thuốc được sản xuất để giúp bạn mang thai có khuynh hướng làm cho buồng trứng của bạn trở nên lớn hơn. Và bạn cần hiểu rằng, điều này sẽ khiến buồng trứng có nguy cơ bị xoắn lại.

Để khắc phục điều này thì các chuyên gia thường khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp tập yoga thay vì những động tác như nhảy dây, hay chạy bộ...

Nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng nếu thuộc một trong những đối tượng sau-3

Hiện nay, việc tầm soát nhằm giúp phát hiện sớm các khối u ở buồng trứng được thực hiện thông qua mỗi kỳ khám phụ khoa và siêu âm bụng. Do đó, nữ giới ở trong độ tuổi sinh sản nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt, với những người có tiểu sử xoắn buồng trứng thì nên đi khám ngay khi có biểu hiện đau quặn vùng bụng dưới.

Theo Helino


xoắn buồng trứng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.