Nước luộc thịt có váng bọt, do lợn nhiễm hóa chất?

Nhiều bà nội trợ cho rằng nước luộc thịt xuất hiện váng bọt là do lợn nhiễm hóa chất, nuôi tăng trưởng, chất tạo nạc, điều này có đúng?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, thực chất váng bọt sủi lên khi luộc thịt hay hầm xương không có độc tố, và cũng không phải do lợn nuôi có hóa chất hay được nuôi bằng chất tăng trưởng, chất tạo nạc.

Khi đun sôi trong nước, các loại thịt nhất là xương sẽ xuất hiện các bọt khí. Đó là các protein, chất béo, khoáng chất trong thực phẩm nổi lên. Luộc xương càng nổi bọt nhiều vì xương chứa lượng khoáng chất lớn hơn. Lớp bọt này không mùi vị, không độc nhưng có thể làm đục nước canh nhìn mất thẩm mỹ. Các bà nội trợ vẫn có thói quen vớt lớp bọt này đi để bát canh ngon hơn. 

Đám váng bọt cũng có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương được thôi ra. “Trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản thì thịt, xương dính đất, cát chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học”, PGS Thịnh nói.

Nước luộc thịt có váng bọt, do lợn nhiễm hóa chất?-1Nước luộc thịt xuất hiện váng bọt khiến nhiều bà nội trợ lo lắng. (Ảnh minh hoạ)

Khi nấu sẽ có cảm giác bẩn nên vớt bọt đổ đi không sai, nhất là khi protein kết tủa thì chất bẩn đó nó quện theo protein đông tụ. Để loại bỏ chất bẩn trong trong thịt và để thịt thơm ngon hơn khi chín, khi mua thịt, xương về cần rửa sạch thịt nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Khi thịt đã được rửa sạch, bà nội trợ chỉ cần đem thịt đi luộc luôn.

Khi luộc, dù thịt co lại nhưng do được sơ chế sạch nên không còn ngậm các chất bẩn. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ. Điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

Thịt lợn hiện cơ bản không còn nỗi lo chất tạo nạc như trước. Tuy nhiên, thịt vẫn có thể chứa chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Các chất này khi luộc hay đun sôi đều không tạo thành bọt khí nổi lên hay bay hơi. Bà nội trợ không nên lo lắng cho rằng nước thịt hay xương luộc càng đục là càng độc.

Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng tại Việt Nam cho rằng, thịt luộc là món ăn phổ biến của người dân, giữ được hương vị của miếng thịt. Có hai cách luộc là cho thịt vào khi nước lạnh và đun sôi nước mới bỏ thịt vào.

Thịt mua về sơ chế sạch, có thể cho trực tiếp vào nước đã đun sôi. Khi đó, thịt luộc ít bọt. Miếng thịt thả vào nước sôi chín ngay lớp bên ngoài do các chất dinh dưỡng của thịt không tiết ra được. Thành phẩm chín sẽ ngọt đậm, nước luộc trong hơn.

Cách thứ hai, thịt luộc cùng với nước lạnh. Khi sôi, bọt nổi lên nhiều do các protein, khoáng chất từ thịt tan ra trong nước. Miếng thịt khi ăn sẽ nhạt hơn là cách luộc thứ nhất. Tuy nhiên, nước luộc lại ngon hơn vì dưỡng chất từ thịt tiết ra. 

Mỗi người có thể chọn cách luộc thịt phù hợp. Nếu bạn giữ lại nước để làm thêm món canh thì luộc thịt từ khi nước lạnh và ngược lại luộc nước sôi nếu bỏ nước. 

Các chuyên gia khuyến cáo, bà nội trợ tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thịt lợn mua ở chợ nên chọn loại mềm, dẻo. Thịt mua về rửa sạch dưới vòi nước, có thể rửa qua với muối vì dễ bị dính đất cát trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản.

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/nuoc-luoc-thit-co-vang-bot-do-lon-nhiem-hoa-chat-ar890162.html

hóa chất


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.