- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Omicron gây bệnh nhẹ, nhưng còn một câu hỏi quan trọng không kém
Các nhà khoa học nói còn quá sớm để biết Omicron ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh như thế nào, nhưng người nhiễm biến chủng này vẫn có thể chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài.
Nhiều quan chức y tế công cộng thường chú ý đến bằng chứng ban đầu cho thấy biến chủng Omicron có xu hướng gây Covid-19 ít nghiêm trọng hơn so với biến chủng khác.
Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng khác được đặt ra là liệu việc nhiễm Omicron - bao gồm cả trường hợp lây nhiễm đột phá ở người đã được tiêm chủng - có thể dẫn đến tình trạng Covid-19 kéo dài (hội chứng ảnh hưởng đến thể chất, thần kinh và nhận thức của con người trong suốt nhiều tháng dù đã âm tính với virus) hay không, theo New York Times.
Vẫn còn quá sớm để các nhà khoa học kết luận về mối liên hệ giữa Omicron, tiêm chủng, và hội chứng Covid-19 kéo dài. Một số nghiên cứu đã phác thảo được sơ bộ vấn đề này, dù nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp.
Omicron có thể gây ra Covid-19 kéo dài không?
Biến chủng Omicron lần đầu tiên được xác định vào cuối tháng 11/2021, nên còn quá sớm để xác định các triệu chứng có thể tồn tại trong bao lâu. Hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy liệu Omicron có thể dẫn đến sương mù não hoặc mệt mỏi thường xuyên sau khi người bệnh âm tính với virus hay không.
Người mắc Covid-19 kéo dài thường mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, lo lắng... Ảnh: Financial Times.
Dù các báo cáo gần đây cho thấy Omicron có thể gây bệnh ít nghiêm trọng hơn so với biến chủng khác, các triệu chứng cơ bản khi nhiễm Omicron cũng tương tự nhiễm các chủng còn lại.
Nghiên cứu từ những làn sóng dịch trước đó chỉ ra rằng nhiều người có triệu chứng ban đầu nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn phải chịu đựng Covid-19 kéo dài trong nhiều tháng.
Vì vậy, rất có thể Omicron cũng gây ảnh hưởng lâu dài tương tự cho người bệnh.
Vaccine có thể ngăn ngừa Covid-19 kéo dài không?
Theo các nhà khoa học , vaccine chủ yếu ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm SARS-CoV-2. Với một số biến chủng trước đó, vaccine dường như làm giảm khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, vaccine có hiệu quả rất thấp trong việc ngăn chặn lây nhiễm Omicron, khiến số lượng ca nhiễm đột phá ngày càng phổ biến.
Một nghiên cứu lớn, công bố trên tạp chí về bệnh truyền nhiễm của Lancet, đã được thực hiện dựa trên dữ liệu của 1,2 triệu người trưởng thành ở Anh nhận được ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 5% người lây nhiễm đột phá sau khi đã tiêm 2 liều vaccine báo cáo triệu chứng Covid-19 kéo dài ít nhất 28 ngày. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người không tiêm là 11%.
Một nghiên cứu lớn khác cũng cho thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu của Arcadia - một công ty dữ liệu chăm sóc sức khỏe - và Liên minh Phục hồi Bệnh nhân Covid-19 (CPRA) đã phân tích hồ sơ của khoảng 240.000 bệnh nhân Covid-19 vào tháng 5/2021.
Người nhiễm Omicron dù thường ít bị bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến chủng khác, nhưng vẫn có thể mắc các triệu chứng Covid-19 kéo dài. Ảnh: Getty.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đã tiêm dù chỉ một liều vaccine ngừa Covid-19 trước khi bị bệnh có khả năng báo cáo từ 2 triệu chứng Covid-19 kéo dài từ 12 đến 20 tuần thấp hơn từ 7 đến 10 lần so với người không tiêm.
Nghiên cứu - do Giám đốc khoa học dữ liệu Michael Simon và Giám đốc y tế Richard Parker của Arcadia thực hiện - cũng phát hiện ra rằng những người nhận liều vaccine đầu tiên sau khi nhiễm virus có ít khả năng gặp phải Covid-19 kéo dài hơn người chưa được chủng ngừa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác - do các nhà nghiên cứu ở Anh thực hiện - phân tích hồ sơ bệnh án của khoảng 20.000 bệnh nhân ở Mỹ. Nghiên cứu so sánh khoảng 10.000 người đã tiêm vaccine Covid-19 với 10.000 người chưa tiêm ngừa Covid-19 nhưng đã tiêm ngừa cúm.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêm vaccine trước khi bị nhiễm virus không làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng Covid-19 kéo dài. Dữ liệu gợi ý rằng những người được tiêm chủng có thể có ít nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài về nhận thức và hô hấp bất thường, nhưng những kết quả đó chưa đủ để kết luận.
Các tác giả nói rằng họ thu thập dữ liệu dựa trên hồ sơ sức khỏe điện tử, nên nghiên cứu chỉ có thể ghi nhận những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng nhất, chứ không thể tiếp cận được những trường hợp không tư vấn khám chữa.
Vaccine có cải thiện các triệu chứng Covid-19 kéo dài không?
Khi vaccine lần đầu tiên được tung ra, một số bệnh nhân Covid-19 kéo dài nói rằng các triệu chứng như sương mù não, đau khớp, khó thở và mệt mỏi của họ đã được cải thiện sau khi tiêm phòng.
Tuy nhiên, nhiều người không thấy sự khác biệt nào về các triệu chứng của họ sau khi tiêm chủng, và một tỷ lệ nhỏ cho biết họ cảm thấy tồi tệ hơn.
Tàn tích của virus trong cơ thể được cho là một nguyên nhân của hội chứng Covid-19 kéo dài. Ảnh: AFP.
Một nghiên cứu của Văn phòng Thống kê Quốc gia ở Anh cho thấy một liều vaccine có thể làm giảm 13% tỷ lệ mắc Covi-19 kéo dài, và liều thứ 2 làm giảm tỷ lệ này thêm 9%. Nghiên cứu được khảo sát người trong độ tuổi 18 - 69 báo cáo các triệu chứng trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 9/2021.
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây ra Covid-19 kéo dài vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết hàng đầu cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến tàn tích của virus hoặc vật chất di truyền còn sót lại của chúng, hay do các vấn đề về viêm nhiễm, lưu thông máu từ phản ứng miễn dịch quá mức.
Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch học tại Yale, nói rằng vaccine có thể giúp giảm các triệu chứng đau do dấu tích của virus gây ra, nếu kháng thể do vaccine tạo ra loại bỏ được những tàn dư đó. Tuy nhiên, ở những người có triệu chứng do phản ứng miễn dịch, vaccine có thể chỉ giúp ích tạm thời và các vấn đề như mệt mỏi có thể tái phát.
Theo Zing
-
Sức khỏe12 giờ trướcDưa chuột khi kết hợp với những thực phẩm đại kỵ có thể trở thành ‘thuốc độc’ gây hại cho sức khỏe của người dùng.
-
Sức khỏe15 giờ trướcEm bé hai tuổi ở Puerto Rico, Mỹ, là nạn nhân thứ 15 của bệnh viêm gan bí ẩn đang lây lan trên toàn cầu.
-
Sức khỏe16 giờ trướcDo muốn thử cảm giác lạ, nam thanh niên 19 tuổi ở Long An đã nhét quả dưa leo vào hậu môn, sau đó trượt tay nên kẹt vào sâu bên trong.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe17 giờ trướcNgày 17/5, Triều Tiên báo cáo thêm 6 ca tử vong do sốt, 5 ngày sau khi nước này ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên.
-
1 ngày trước
-
1 ngày trước
-
Sức khỏe17 giờ trướcNgười đàn ông 40 tuổi nhập viện trong tình trạng nước tiểu có máu, sưng tím toàn bộ dương vật, tụ máu lớn vùng bìu tầng sinh môn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcThận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Trong khi đó, những tổn thương thận lại đến từ những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe21 giờ trướcThời gian gần đây, Bệnh viện E tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp nhập viện, trong đó, phần lớn bệnh nhi từng bị mắc COVID-19 trước đó.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNgoài công dụng giúp gan sạch khỏe, bí đao ăn theo cách này còn giúp chị em làm trắng da, giảm cân nhanh vào mùa hè.
-
Loại quả 'tốt ngang 10 thang thuốc': Giúp sạch ruột, xóa nếp nhăn nhưng có 4 nhóm người không nên ănSức khỏe1 ngày trướcQuả hồng rất giàu pectin và chất xơ. Ăn đều đặn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giúp duy trì sức khỏe đường ruột.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐây là hai loại biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trên toàn thế giới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể, có trách nhiệm lọc thải độc tố. Dưới đây là một số thói quen thường gặp tưởng chừng vô hại nhưng có thể là 'sát thủ' tàn phá gan của chính mình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Imperial College London khiến họ cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một trong số những di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau những tiết lộ này, cha mẹ nhất định phải xem lại những hành động của mình. Đôi khi chính bạn đang tiếp tay khiến con bị dậy thì sớm.