- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
PGS Trần Đắc Phu: Mở rộng xét nghiệm cộng đồng sẽ "vỡ trận" như khẩu trang y tế
Hiện nay đã có các ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng và nguồn lây ngày càng tăng cao hơn. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên làm xét nghiệm cộng đồng để dễ kiểm soát dịch.
Đã đến lúc xét nghiệm cộng đồng chưa?
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn – Chuyên gia dịch tễ tại Úc, trong trận dịch Covid-19 câu hỏi quan trọng nhất là liệu có nhiều ca tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện không?
Một nhóm nghiên cứu Nhật đã phân tích số liệu trên 565 công dân Nhật ở Vũ Hán được chở về Nhật khi trận dịch bùng phát. Trong số này, có 13 người (2.3%) bị nhiễm SARS-Cov-2. Trong số 13 người bị nhiễm, có 3 người (31%) chưa bao giờ có triệu chứng.
Một phân tích khác có nhiều số ca hơn là số liệu thu thập từ du thuyền Diamond Princess. Du thuyền Diamond Princess có 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn, và trong số này có 619 người (17%) bị nhiễm. Một phân tích sâu hơn cho thấy trong số những ca bị nhiễm, có đến 18% không hề biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm.
Đã đến lúc xét nghiệm cộng đồng chưa?
Một phân tích khác từ Vũ Hán cho ra kết quả rất ngạc nhiên có khoảng 59% những ca bị nhiễm 'lang thang' trong cộng đồng. Những người này không hề được xét nghiệm, có lẽ không có triệu chứng nhưng họ có thể lây nhiễm sang người khác.
GS Tuấn cho rằng, tình hình dịch ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. Nhưng con số ca nhiễm thì có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Để chặn đứng xu hướng gia tăng ca bệnh Việt Nam nên thực hiện chiến lược xét nghiệm cộng đồng.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 đã trở thành một trong những biện pháp để giúp giảm quy mô dịch tại Vũ Hán. Bài học về thành công trong việc kiểm soát dịch đến từ Hàn Quốc và Đức. Cả hai nước này làm xét nghiệm cộng đồng. Hàn Quốc đã làm xét nghiệm cho 286.716 người, còn Đức thì con số chưa rõ, nhưng họ có thể làm xét nghiệm 12.000 người mỗi ngày.
Hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam vẫn ưu tiên xét nghiệm khu vực nguy cơ cao
Trao đổi với chúng tôi, PGS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện Việt Nam chưa thế xét nghiệm cộng đồng như Hàn Quốc đã làm vì không đủ kinh phí, test kít để áp dụng.
Trong dịch Covid-19, Việt Nam vẫn ưu tiên xét nghiệm khu vực có nguy cơ. Ví dụ như việc xét nghiệm gần 5.000 người là nhân viên y tế, người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai cũng có thể xem xét nghiệm cộng đồng nhưng không thể xét nghiệm ra toàn xã hội.
Trước nhiều ý kiến đã đưa lên Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 cho xét nghiệm dịch vụ để người dân có nhu cầu sẽ trả phí, PGS Phu khẳng định điều này không thể áp dụng được vì sẽ "vỡ trận" như khẩu trang y tế.
Xét nghiệm chỉ dành cho người có nguy cơ như F1, có thể F2 nguy cơ cao. Nếu xét nghiệm dàn trải sẽ không còn test hóa chất để xét nghiệm cho những người cần. Tương tự giống như khẩu trang y tế dành cho nhân viên y tế cũng không còn nhiều.
PGS Phu khuyến cáo người dân nâng cao cảnh báo phòng bệnh cá nhân như: rửa tay, đeo khẩu trang và thực hiện việc hạn chế đến nơi đông người, nơi lễ hội, đền chùa. Ở cơ quan nên mở cửa thông thoáng, bật quạt thông gió, ở nhà nên vệ sinh đồ dùng trong nhà thường xuyên. Những người bị ho, sốt nên liên hệ tới các cơ sở y tế để được tư vấn.
Theo Trí thức trẻ
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe4 giờ trướcBản tin sáng 12/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội và Thái Nguyên. Đây là các ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.696 bệnh nhân. Đến sáng nay, thế giới đã có trên 136,6 triệu ca mắc COVID-19.
- Sức khỏe8 giờ trướcUng thư cổ tử cung là loại ung thư có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phái nữ, do đó cần chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.
- Sức khỏe19 giờ trướcBước quá dài, đặt mũi chân xuống trước, nhô vai lên cao... là những lỗi sai khi đi bộ.
- Sức khỏe21 giờ trướcĐược biết, bé gái 5 tuổi được thẩm mỹ viện tiến hành phun môi collagen. Chủ thẩm mỹ viện còn không ngần ngại nhắn nhủ lời lẽ đầy tính chất quảng cáo: "Mọi người chia sẻ lấy động lực cho mọi người phun môi nhé ạ".
- Sức khỏe23 giờ trướcCàng bận rộn với công việc, các cuộc vui… chúng ta lại càng quên đi trách nhiệm đối với cơ thể của mình. Chính vì lẽ đó, tấm màn chắn của cơ thể là gan lại đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ những thói quen xấu mỗi ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin sáng ngày 11/4 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19; hơn 37.900 người cách ly phòng chống dịch trên cả nước. Gần 58.300 người Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Sức khỏe1 ngày trướcMọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
- Sức khỏe1 ngày trướcĐể bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin chiều 10/4 của Bộ Y tế cho biết có 9 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang. Đây là những ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.692 bệnh nhân.