- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện đột biến mới khiến SARS-CoV-2 tăng 8 lần khả năng lây nhiễm
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của đột biến D614G trong protein gai khiến virus SARS-CoV-2 tăng 8 lần khả năng lây nhiễm đã phần nào lý giải tại sao dịch Covid-19 lây lan nhanh như vậy thời gian qua.
Đột biến D614G trong protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể khiến virus này tăng gấp 8 lần khả năng lây nhiễm so với chủng virus ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc. Protein gai được virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào các tế bào của vật chủ.
Ảnh minh họa: Thailandmedical
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chỉ eLife cho thấy, D614G - một trong những đột biến ở các biến thể gây lo ngại hiện nay như biến thể ở Anh, Nam Phi và Brazil, đã khiến cho virus SARS-CoV-2 gia tăng khả năng lây nhiễm.
"Đột biến này gần như đã vượt trội hẳn so với các đột biến khác và nằm trong tất cả biến thể gây lo ngại hiện tại", giáo sư Neville Sanjana thuộc Đại học New York (Mỹ) cho hay.
"Việc khẳng định rằng đột biến này dẫn đến sự gia tăng khả năng lây nhiễm của virus phần nào lý giải tại sao dịch Covid-19 lại lây lan nhanh như vậy trong năm qua", giáo sư sinh học Sajana nhận định.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đột biến D614G trong protein gai của virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện vào đầu năm 2020, cũng như là dạng phổ biến nhất và vượt trội nhất của virus tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm hiểu về ý nghĩa chức năng của các đột biến này, đồng thời xem xét liệu chúng có thay đổi khả năng lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của virus hay không.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus SARS-CoV-2 với đột biến D614G trên các tế bào ở phổi, gan và ruột kết của con người. Họ cũng sử dụng mẫu virus SARS-CoV-2 không có đột biến trên được phát hiện vào thời kỳ đầu của đại dịch trong các loại tế bào tương tự để so sánh. Đội ngũ các nhà khoa học phát hiện ra rằng đột biến D614G giúp virus SARS-CoV-2 tăng khả năng lây nhiễm gấp 8 lần so với chủng virus ban đầu.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn thấy rằng đột biến ở protein gai khiến virus có khả năng chống chịu cao hơn khi bị chia tách bởi các protein khác. Điều này khiến cho biến thể mới gia tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào, dẫn đến một tỷ lệ protein gai tiếp xúc trực tiếp lớn hơn trên từng virus.
"Đột biến D614G lây nhiễm sang các tế bào của con người dễ dàng hơn so với chủng virus ban đầu", Zharko Daniloski, một nhà nghiên cứu làm việc ở phòng thí nghiệm của giáo sư Sanjana tại Đại học New York và Trung tâm Nghiên cứu Gen New York cho hay.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng đột biến D614G có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển vaccine chống Covid-19.
Hiện các nghiên cứu đang được thực hiện để xem liệu các vaccine hiện nay có thể bảo vệ cơ thể con người trước các biến thể mới ở Anh, Nam Phi và Brazil, vốn đều chứa đột biến D614G, hay không./.
Theo VOV
-
Sức khỏe7 giờ trướcTrong ngày đầu tiên quay trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da…
-
Sức khỏe13 giờ trướcChloe bỏ qua các biểu hiện đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng.
-
Sức khỏe14 giờ trướcLoại củ này được người Nhật ưa chuộng trong các bữa ăn, như một cách để ngăn ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông ở tỉnh Quảng Nam vừa ăn lòng luộc, vừa nói chuyện dẫn đến sặc, khó thở, da tím tái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được khuyên dùng trong mùa đông, nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe2 ngày trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe2 ngày trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.