- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện đột phá về thuốc có thể chống lại Omicron và biến chủng mới
Các nghiên cứu của chuyên gia thuộc Đại học Chicago, Mỹ, đem tới hy vọng tìm ra một số loại thuốc chống được Omicron và những biến chủng mới trong tương lai.
Ngày càng nhiều phương pháp điều trị Covid-19 tập trung vào protein S mà virus sử dụng để liên kết với tế bào người. Hiện tại, phương pháp này hoạt động tốt trên biến chủng nCoV gốc, song, nhiều chuyên gia lo ngại chúng không hiệu quả với những biến chủng mới như Omicron.
Xuất phát từ nỗi lo này, Giáo sư Juan de Pablo và cộng sự tại trường Kỹ thuật Phân tử Pritzker, thuộc Đại học Chicago, Mỹ, nghĩ tới các protein khác thay vì Spike S. Phát hiện mới được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 7/1.
Cơ chế
Họ sử dụng các mô phỏng tính toán nhằm kiểm tra loại protein khác đóng vai trò quan trọng với sự nhân lên của virus và tương đối nhất quán giữa các chủng virus corona khác nhau. Protein này được gọi là Nsp13, nằm trong enzyme helicase, có vai trò chính trong cách virus nhân đôi trong tế bào vật chủ.
Điều bất ngờ là sau đó, các nhà khoa học cũng phát hiện 3 hợp chất khác nhau có thể liên kết với Nsp13 và ức chế sự nhân lên của virus. Các chất này được cho là có thể mở ra hy vọng mới cho nhiều loại thuốc nhắm vào vi khuẩn helicase, góp phần điều trị Covid-19 ở những người nhiễm biến chủng mới như Omicron.
Phương pháp mới phát hiện nhắm vào ức chế protein Nsp13 thay vì spike S của nCoV. Ảnh: Freepik.
GS De Pablo cho biết: “Hiện tại, chúng ta chỉ có một phương pháp điều trị Covid-19 và khi virus đột biến, chúng ta cần nhắm tới các yếu tố khác của nCoV. Công trình của chúng tôi phát hiện cách các phân tử nhỏ có thể điều chỉnh hành vi của virus và từ đó ức chế quá trình nhân lên, sinh sôi của nó. Đây là ứng cử viên đầy hứa hẹn cho việc điều trị Covid-19”.
Trong hai năm qua, GS De Pablo và cộng sự đã sử dụng các mô phỏng tính toán hiện đại nhằm nghiên cứu những protein cho phép nCoV gây bệnh, tái tạo hoặc lây nhiễm trong tế bào vật chủ. Các mô phỏng đòi hỏi nhiều tháng tính toán khắt khe với thuật toán chính xác nhất. Cuối cùng, họ đã tìm ra cách thức hoạt động của nCoV ở cấp độ phân tử.
Khi kiểm tra protein Nsp13, nhóm tác giả nhận thấy nó sẽ tháo xoắn DNA sợi đôi của nCoV thành sợi đơn. Đây là bước quan trọng trong quá trình sao chép của virus.
Trước đây, vai trò tháo xoắn DNA của Nsp13 đã được biết đến, song, tác động của nó với mức độ phức tạp trong quá trình nCoV sao chép vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Đại học Chicago cho thấy cách nhiều miền thụ thể trong protein giao tiếp với nhau và phối hợp ra sao nhằm thúc đẩy quá trình tháo xoắn này.
Giáo sư Juan de Pablo và cộng sự tại trường Kỹ thuật Phân tử Pritzker, thuộc Đại học Chicago, Mỹ, đã thực hiện nhiều nghiên cứu về các loại thuốc đáng kỳ vọng trong công cuộc chữa Covid-19. Ảnh: University of Chicago News.
Các tác giả cũng phát hiện thời điểm một phân tử bên ngoài liên kết với vị trí nhất định của protein và phá vỡ mạng lưới liên lạc này. Kết quả là, protein không còn khả năng tháo xoắn DNA hiệu quả, virus khó nhân bản hơn.
Dựa trên phát hiện đột phá này, một số hợp chất được đề cử với tác dụng ức chế protein Nsp13. Và ba trong số đó được đánh giá cao hơn cả. Đó là bananin, SSYA10-001 và chromone-4c. Chúng đều đã được nhóm chuyên gia lựa chọn để thử nghiệm trong mô phỏng của mình.
Cả ba dường như phá vỡ protein Nsp13 hiệu quả bằng cách liên kết với những vị trí nhất định và chặn đứng mạng lưới liên lạc của chúng. GS De Pablo và các công sự đang tích cực thử nghiệm để kiểm tra phát hiện này trong môi trường phòng thí nghiệm.
Loại thuốc chữa Covid-19 đột phá sẽ có trong vài tháng tới
Đây không phải lần đầu tiên nhóm chuyên gia tại Đại học Chicago tìm hướng đi mới trong điều trị Covid-19. Trước đó, họ sử dụng phân tích toán học và phát hiện cách mà thuốc Ebselen liên kết với protease chính của nCoV (MPro).
Trong một nghiên cứu khác, họ cũng tìm ra cách thuốc kháng virus Remdesivr liên kết và can thiệp quá trình nhân lên của nCoV. Một công trình khác chỉ ra cách luteolin ức chế khả năng sao chép của virus cũng do nhóm tác giả này thực hiện.
Với những kinh nghiệm trong việc phát hiện, tìm tòi các phương pháp mới, FS De Pablo và cộng sự hy vọng sẽ cho ra mắt loại thuốc điều trị Covid-19 đột phá trong vài tháng tới. Hiện tại, họ có hàng loạt ứng cử viên thuốc mới được thiết kế riêng cho Covid-19, giúp chống lại biến chủng Omicron và nhiều chủng mới trong tương lai.
Các hãng dược và giới nghiên cứu cũng đang gấp rút tìm hiểu những loại thuốc hiện tại có bị ảnh hưởng trước Omciron hay khôn. Ảnh: New York Times.
Các loại thuốc hiện tại có bị giảm hiệu quả trước Omicron hay không và nếu có chúng ta cần làm gì là điều mà giới chuyên gia, nhiều hãng dược quan tâm.
Theo Bloomberg, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị này và nhiều phương pháp khác với biến chủng Omicron.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), steroid và interleukin-6 dự kiến vẫn có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Omicron. Bởi chúng điều trị chứng viêm mà không nhắm trực tiếp virus. Các phương pháp điều trị trực tiếp chống lại virus đang được đánh giá.
Trong khi đó, hãng dược Gilead cho biết sản phẩm Remdesivir có tác dụng trước Omicron. Regeneron Pharmaceuticals xác nhận REGEN-COV - liệu pháp điều trị kháng thể - bị giảm tác dụng trên những người nhiễm Omicron. Trong khi đó, thuốc Sotrovimab (do GlaxoSmithKline hợp tác Vir Biotechnology sản xuất) được khẳng định vẫn có hiệu quả với biến chủng mới.
Theo Zing
-
Sức khỏe5 giờ trướcĐể bảo vệ trẻ khỏi biến chứng của bệnh tay chân miệng, mỗi phụ huynh nên nâng cao cảnh giác phòng bệnh. Đồng thời, cần có đầy đủ kiến thức để phát hiện và xử trí kịp thời khi con mắc bệnh.
-
Sức khỏe8 giờ trướcSau khi virus này xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, cơ hội sống sót của bệnh nhân gần như bằng 0. Chính vì thế, nó được coi là virus có tỷ lệ tử vong nhiều nhất thế giới.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĐể gan khỏe mạnh, đảm bảo chức năng trong cơ thể, các chuyên gia khuyên nên bổ sung những món ăn, thức uống có công dụng làm sạch gan, dưỡng gan.
-
Sức khỏe14 giờ trướcChắc hẳn khi nghe những thay đổi tuyệt vời cho sức khỏe lẫn vóc dáng, làn da, chị em sẽ không thể chần chừ bỏ qua loại nước lành mạnh này trong chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNhằm lấy lòng hoàng đế và củng cố địa vị, các phi tần xưa không ngại tìm đến các phương thuốc "xuân dược" đặc biệt, nhằm giúp họ trẻ mãi không già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo báo cáo mới nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu nhận định số ca mắc viêm gan bí ẩn tăng đột ngột, vượt mốc 600. Ít nhất 31 quốc gia phát hiện ca bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐến nay cả nước đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, 01 trường hợp tử vong, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây... Do đó, các địa phương cần tăng cường phòng chống dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhững hậu quả đau lòng này sẽ khiến cha mẹ một lần nữa thức tỉnh vì thực sự chẳng ai muốn con mình dậy thì sớm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNguyên liệu để làm ra một cốc nước tía tô đỏ không chỉ cần tía tô, hay đường mà còn cần thêm: Nước giấm táo.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMột người đàn ông bị máy cắt bánh tráng cắt đứt lìa 2 ngón tay được các bác sĩ tập trung tỉ mẩn nhiều giờ nối lại thành công.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 20/5, ghi nhận 1.587 ca mắc COVID-19 tại 51 tỉnh, thành phố; có 7.151 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhững sự thay đổi xuất hiện trên bàn tay có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thận.