- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện hóa chất gây ung thư trong quần áo trẻ em
Trong một nghiên cứu mới, hơn 1/3 số quần áo trẻ em tham gia thử nghiệm có chứa PFAS. Đây là hóa chất được sử dụng để chống vết bẩn trên vải dệt.
Nhiều quần áo, đồng phục học sinh tại Canada và Mỹ được phát hiện chứa chất gây ung thư. Ảnh: Guardian.
Các hóa chất độc hại PFAS thường được sử dụng để trong sản xuất quần áo và hàng dệt của trẻ em, nhằm chống nước và chống vết bẩn. Song, việc tiếp xúc với các hợp chất này trong quần áo gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Environmental and Science Technology.
Nhóm chuyên gia tại Canada và Mỹ phát hiện các hóa chất PFAS trong 65% đồng phục học sinh, áo mưa, áo chống thấm, giày đi tuyết, găng tay, yếm, mũ, vỏ xe đẩy được thử nghiệm. Mức độ các tác giả đánh giá là cao.
PFAS, hay các chất per- và polyfluoroalkyl, là nhóm của khoảng 12.000 hợp chất, được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm tiêu dùng chống nước, vết bẩn và nhiệt. Chúng còn được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” bởi không thể tự phân hủy. Các chất này tích tụ trong môi trường, cơ thể con người.
Theo nhà nghiên cứu Graham Peaslee, Đại học Notre Dame, đồng tác giả, loại vải dệt duy nhất mà họ tìm thấy hàm lượng PFAS cao hơn đồng phục học sinh là thiết bị sử dụng để bảo vệ lính cứu hỏa.
Nghiên cứu mới cũng phát hiện PFAS trong tất cả đồng phục học sinh có khả năng chống ố. Chúng được lấy từ 9 thương hiệu phổ biến. Các đồng phục này làm từ 100% cotton, cotton spandex và cotton polyester. Nhóm tác giả ước tính khoảng 1/4 tổng số trẻ em đi học ở Mỹ mặc đồng phục, và nhiều nhất là ở các trường tiểu học tư thục, khu vực thu nhập thấp.
Nghiên cứu mới phát hiện hợp chất PFAS trong tất cả đồng phục học sinh có nhãn "chống vết bẩn" từ 9 thương hiệu phổ biến tham gia thử nghiệm. Ảnh: Rogelio V Solis/AP.
Hợp chất PFAS được phát hiện phổ biến nhất là FTOH 6:2, cũng được sử dụng trong sáp sàn, bao bì thực phẩm và chất bịt kín nước. The Guardian trước đó tiết lộ các nhà sản xuất PFAS như DuPont và Daikin đã che giấu sự nguy hiểm của FTOH 6:2. Họ không nói với các cơ quan quản lý về việc động vật tiếp xúc với hợp chất này ở mức rất thấp trong phòng thí nghiệm bị suy thận, tổn thương gan, các vấn đề về tuyến vú, răng có đốm và các vấn đề khác.
PFAS có thể được hấp thụ qua da, hít vào khi nó văng ra khỏi quần áo hoặc qua đường tiêu hóa khi trẻ đưa tay có hóa chất lên miệng. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì hệ miễn dịch đang phát triển. Các tác giả lưu ý tốt nhất nên tránh quần áo có nhãn chứa từ "chống ố", "chịu được thời tiết" hoặc "không thấm nước". Họ cũng kêu gọi các trường học đặt mua các sản phẩm không chứa PFAS.
Giáo sư Miriam Diamond, Đại học Toronto, Canada, cho biết: “Tôi chưa thấy cha mẹ nào quan trọng việc chống thấm, ố hơn là sức khỏe của con cái. Thử nghiệm này được đưa ra sau khi New York và California sẵn sàng cho lệnh cấm sử dụng PFAS trong hàng dệt may".
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa PFAS với ung thư, dị tật bẩm sinh, bệnh thận, giảm khả năng miễn dịch, các vấn đề sinh sản và sức khỏe nghiêm trọng khác.
Công trình mới được thực hiện trên các sản phẩm dệt được mua ở Mỹ và Canada. Trước đó, một số nghiên cứu cũng tìm ra hợp chất độc hại trong quần áo của trẻ em. Song, đây là nghiên cứu đầu tiên trên đồng phục học sinh, quần áo trẻ em mặc trong nhà.
Theo Zing
-
Sức khỏe2 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe6 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe9 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.