- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện mới về biến chủng Omicron
Theo nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản, Omicron có thời gian tồn tại trên da, bề mặt nhựa lâu nhất. Tuy nhiên, nó dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất tẩy rửa.
Nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Đại học Y tỉnh Kyoto, Nhật Bản, thực hiện và đăng tải trên bioRxiv ngày 21/1. Họ so sánh chủng SARS-CoV-2 Vũ Hán và các biến chủng đáng quan ngại (Alpha, Beta, Delta, Omicron) về khả năng sống sót và lây nhiễm của chúng.
Nghiên cứu sử dụng mô hình da người và đánh giá tính ổn định trong môi trường của các biến chủng.
Omicron có tính ổn định cao trong môi trường
Tất cả mẫu nCoV trong nghiên cứu đều do Viện Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Tokyo, Nhật Bản, cung cấp. Các tác giả sử dụng tế bào VeroE6/TMPRSS2 để nuôi cấy virus.
Họ đánh giá tính ổn định của nCov trên nhựa và bề mặt da người. Sau khi bôi virus lên bề mặt nhựa/da, các tác giả kiểm tra khả năng sống sót của nCoV, đánh giá tính ổn định của các loại khác nhau và hiệu quả của chất khử trùng gốc cồn, etanol, isopropanol.
Biến chủng Omicron có thời gian tồn tại trên bề mặt nhựa và da lâu nhất, lên tới 193,5 giờ. Ảnh: Shutterstock.
Trên bề mặt nhựa, các nhà nghiên cứu phân tích thời gian tồn tại của các chủng virus Vũ Hán, Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron lần lượt là 56 - 191,3 - 156,6 - 59,3 - 114 và 193,5 giờ.
Trên bề mặt da người, thời gian tồn tại của các chủng virus trên lần lượt là 8,6 - 19,6 - 19,1 - 11 - 16,8 - 21,1 giờ. Các kết quả trên cho thấy biến chủng Omicron có thời gian tồn tại trên da người và bề mặt nhựa lâu nhất.
Các chất khử trùng có hiệu quả chống lại tất cả chủng virus trong vòng 15 giây. Tuy nhiên, các biến chủng đáng quan ngại có sức đề kháng cao hơn so với chủng Vũ Hán. Trên da người, tất cả chủng nCoV bị bất hoạt hoàn toàn trong vòng 15 giây sau khi tiếp xúc ethanol 35%.
Các tác giả kết luận trên bề mặt nhựa và da, biến chủng đáng quan ngại có thời gian tồn tại lâu gấp hai lần so với chủng Vũ Hán. Đặc biệt, nó vẫn có khả năng lây nhiễm trên bề mặt da trong 16 giờ. Do đó, nhóm tác giả đặc biệt khuyến cáo chúng ta nên rửa sạch tay, khử khuẩn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Thời gian tồn tại của nCoV còn phụ thuộc nhiều yếu tố
Ngay từ những ngày đầu tiên, chủng gốc của nCoV đã thể hiện khả năng lây truyền cao. Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều biến chủng, virus có khả năng lây truyền cao hơn, bằng chứng là số ca lây nhiễm tăng vọt, bất chấp vaccine.
Một nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự gia tăng khả năng lây nhiễm của nCoV, ví dụ tăng tải lượng virus từ những người bị nhiễm bệnh, thời gian lây nhiễm dài hơn. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nghiên cứu nào so sánh chi tiết tính ổn định của chủng nCoV gốc và các biến chủng trong môi trường. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy Alpha và Beta có độ ổn định tương tự nhau. Trong khi đó, nghiên cứu khác so sánh tính ổn định của nCoV, SARS và virus cúm.
Do đó, công trình của nhóm chuyên gia Nhật Bản là nghiên cứu đầu tiên đánh giá chính xác sự khác biệt về tính ổn định của chủng virus gốc với tất cả biến chủng đáng quan ngại hiện có.
Tiêm vaccine, đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách, khử khuẩn vẫn là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm và bệnh nặng khi mắc Covid-19. Ảnh: Nature.
Tuy nhiên, kết quả này không giải quyết nguyên nhân tác động tới tính ổn định của nCoV trong môi trường. Thời gian tồn tại của nCoV cũng có thể ảnh hưởng nhiều bởi dịch tiết cơ thể. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tải lượng virus trên bề mặt và nguy cơ lây truyền là không rõ ràng.
Dù vậy, kết quả trên vẫn góp phần làm sáng tỏ cơ chế lây lan của các biến chủng đáng quan ngại, bổ sung thêm phân tích di truyền về những chủng này.
Sau sự xuất hiện của Omicron, quan chức cấp cao của WHO Michael Ryan khẳng định tình hình hiện nay khiến ông cảm thấy lạc quan về khả năng nhân loại sẽ thoát khỏi đại dịch. Dù virus SARS-CoV-2 ít có khả năng biến mất hoàn toàn, quan chức WHO cho biết Covid-19 cuối cùng sẽ từ một đại dịch toàn cầu trở thành một căn bệnh đường hô hấp thông thường giống như cúm.
Theo khuyến cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, các biện pháp phòng dịch hiện tại vẫn có hiệu quả trong chống lây nhiễm nCoV. Để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên, che kín mũi, miệng; rửa sạch tay trước khi đeo, tháo khẩu trang; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m với người xung quanh.
Đặc biệt, chúng ta nên tránh những không gian kín, tụ tập đông người, mở cửa sổ để thông thoáng gió. Thói quen rửa sạch tay bằng xà bông, nước sát khuẩn vẫn cần được duy trì. Hiện tại, vaccine Covid-19 vẫn là công cụ hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và chuyển nặng khi nhiễm nCoV.
Theo Zing
-
Sức khỏe8 giờ trướcKhi gan yếu, nhiều chức năng trong cơ thể không đảm bảo. Lúc này chị em cần phát hiện các dấu hiệu để lọc sạch gan kịp thời.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTiến sĩ Angelique Coetzee, chủ tịch Hiệp hội Y học Nam Phi là một trong những chuyên gia đầu tiên lên tiếng cảnh báo về biến thể Omicron. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, bà Coetzee đã nói về những triệu chứng sớm mà các bệnh nhân nhiễm Covid-19 biến thể Omicron thường gặp.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐi bộ vốn đã tốt, nhưng nếu bạn đi bộ kèm những lưu ý nhỏ nhặt dưới đây thì đảm bảo hiệu quả sẽ được nâng cao gấp bội.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các khuyến cáo y tế, dịch đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh ở cộng đồng nam giới đồng tính, song tính. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCục máu đông có thể rất nguy hiểm và một số thói quen nhất định sẽ khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrứng là món ăn bổ dưỡng và quá quen thuộc với các gia đình. Nhưng ít ai biết rằng, loại thực phẩm tưởng như lành tính này sở hữu một danh sách kiêng kỵ không hề ngắn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐại trực tràng là bộ phận có nhiều nguy cơ bị ung thư bởi nằm ở vị trí sát hậu môn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột người đàn ông 66 tuổi ở Ireland đã phải nhập viện vì mất trí nhớ ngắn hạn sau khi quan hệ tình dục.
-
Sức khỏe1 ngày trướcU xơ tử cung là 1 trong những bệnh phụ khoa rất phổ biến với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sự bùng phát các ca bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây có thể kiểm soát được.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể sử dụng dầu mỡ khi chiên xào đúng cách, tránh sinh chất độc hại hay chất gây ung thư, bạn cần chú ý 4 điều - hầu hết người Việt hiện nay đang bỏ qua.
-
Sức khỏe2 ngày trướcKhi đang chơi thể thao, nam sinh lớp 9 bất ngờ bị chó dại cắn. Hai tháng sau, bệnh nhân nhập viện cấp cứu thì đã vô phương cứu chữa.
-
Sức khỏe2 ngày trướcViệc nấu nướng không đúng cách không chỉ làm giảm chất dinh dưỡng trong món ăn mà còn có thể dẫn đến sản sinh một số chất gây ung thư.