- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện ung thư từ vết máu trên áo
Thấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
Phát hiện dấu hiệu bất thường ở ngực nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu, người phụ nữ 68 tuổi ở Hà Nội chủ quan nên bỏ qua. Một tháng sau, dấu hiệu này tái diễn, kèm theo dịch bất thường trên đầu ngực. Khi đến bệnh viện kiểm tra, kết quả chẩn đoán cho thấy bà mắc ung thư vú hai bên cùng một lúc - một thể bệnh rất hiếm gặp trong thực tế lâm sàng.
Được bác sĩ tư vấn, bệnh nhân quyết định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú hai bên và nạo vét hạch nách để loại trừ nguy cơ tái phát. Ca mổ kéo dài nhiều giờ, đối mặt với nguy cơ mất máu nhiều, đòi hỏi sự tập trung cao độ của ê-kíp mổ. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, ca phẫu thuật diễn ra thành công, mở ra cơ hội sống cho người bệnh.
Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho người phụ nữ ung thư vú. (Ảnh: BVCC)
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị nội tiết để giảm nguy cơ tái phát. Nếu kết quả mẫu bệnh phẩm từ khối u hai bên sau sinh thiết đánh giá mức độ xâm lấn khối u chưa di căn, người phụ nữ có thể không cần hóa trị hay xạ trị.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Phụ Ung thư - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, ung thư vú hai bên là thể bệnh hiếm, nhưng hoàn toàn có thể phát hiện sớm qua tầm soát.
Phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám định kỳ 2 năm/lần, còn những người có yếu tố nguy cơ cao (gia đình có tiền sử ung thư vú, đột biến gene) cần được tầm soát hàng năm. Chi phí tầm soát thấp nhưng mang lại giá trị vô cùng lớn, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng khả năng điều trị thành công và giảm chi phí điều trị.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em nên chủ động khám và tầm soát định kỳ để phát hiện sớm, giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời tăng tỷ lệ khỏi bệnh. Đối với những bệnh nhân đang chiến đấu với căn bệnh này, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tin tưởng vào nền y học nước nhà sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Theo VTCnews
-
Sức khỏe2 giờ trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe4 giờ trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe8 giờ trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe8 giờ trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe12 giờ trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTrong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy não người trung bình có thể chứa một thìa vi nhựa, khoảng 7g.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiễm cúm A nguy hiểm thế nào là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng tìm hiểu về bệnh cúm A trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBắp cải là loại rau phổ biến trong mùa đông và tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn nhiều bắp cải sẽ gây ra một số rủi ro với sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTừ xa xưa, kỷ tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Ngày nay, với những nghiên cứu khoa học hiện đại, người ta đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời mà kỷ tử mang lại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiới chức Ấn Độ đang điều tra căn bệnh bí ẩn gây tổn thương não và hệ thần kích đã cướp đi sinh mạng của 17 người, trong đó có 13 trẻ em.