Phòng ngừa bệnh cúm trong thời tiết lạnh ẩm

Đặc biệt, kiểu thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, tăng khả năng mắc bệnh cúm mùa.

Mùa Đông Xuân thời tiết lạnh, ẩm, bên cạnh đó nhu cầu đi lại, buôn bán gia cầm tăng nhanh và đây cũng là thời điểm tập trung đông người ăn uống làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: Cúm, cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella.

Đặc biệt, kiểu thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, tăng khả năng mắc  bệnh cúm mùa.

Trong hai tuần đầu năm, tại Bệnh viện Nhi Trung ương có tới hơn 300 bệnh nhi chẩn đoán mắc cúm. Khi trời tiếp tục lạnh, nhiệt độ giảm sâu, nguy cơ mắc cảm cúm lại thường trực.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có nhiều trẻ đến khám vì bị sốt cao liên tục, kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, một số có biểu hiện viêm phế quản. Theo các bác sỹ, đây là những triệu chứng điển hình của bệnh cúm mùa thông thường.

Hiện nay, các chủng cúm phổ biến ở Việt Nam là: cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Khi bị bệnh cúm, trẻ có thể tự khỏi sau 3-5 ngày nên có thể điều trị tại nhà nhưng cần được chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm vi khuẩn khác.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus Tamiflu khi trẻ mắc cúm mùa thông thường.

Hiện nay, một trong những chủng cúm nguy hiểm có tỷ lệ tỷ vong cao là cúm A/H7N9 lây từ gia cầm sang người. Tuy ở Việt Nam đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc, nhưng thời điểm này các biện pháp phòng tránh cần đặt lên hàng đầu.
[Infographics] Phòng ngừa bệnh cúm trong thời tiết lạnh ẩm - Ảnh 1.

Theo vietnamplus

Bệnh cúm mùa

cúm gia cầm

Bệnh cúm

ho gà

sởi

Cúm

bạch hầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.