Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải bỏ thai?

Nhiều người lo lắng mang bầu mắc sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, dễ gây dị tật bẩm sinh và có nguy cơ phải bỏ thai.

Nhiều người lo lắng mang bầu mắc sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, dễ gây dị tật bẩm sinh và có nguy cơ phải bỏ thai.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là số người mắc và gặp phải những biến chứng nặng, trong đó có cả những người đang mang thai.

TS.BS Đoàn Thu Trà, Phó Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại khoa thường xuyên gặp phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết, có những người mới mang thai vài tuần tuổi, có những người đã mang thai được 5-6 tháng.

Theo TS Trà, những bệnh nhân mang thai khi mắc sốt xuất huyết cần phải theo dõi chặt chẽ bởi dễ xảy ra biến chứng, điển hình như ra huyết, đẻ non, thậm chí là xảy thai...

“Hiện khoa chúng tôi đang có 2 thai phụ bị sốt xuất huyết. Đối với những trường hợp này, cần kiểm tra công thức máu, tiểu cầu hàng ngày cũng như kết hợp với khoa Sản của bệnh viện để theo dõi diễn biến tình trạng thai nhi. Đôi khi cần dùng thuốc giảm co bóp, giữ thai cho bệnh nhân, kết hợp điều trị sốt xuất huyết và phòng ngừa nguy cơ xảy thai, đẻ non”, TS Trà cho hay.

phu nu mang bau mac sot xuat huyet lieu co phai bo thai? - 1

TS Đỗ Duy Cường đang khám cho một sản phụ mắc sốt xuất huyết.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định: “Hiện nay không có chỉ định sản phụ mắc sốt xuất huyết phải bỏ thai, nhiều sản phụ khi mắc bệnh, điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không ảnh hưởng gì”.

TS Trà cho biết, đối với bà bầu nói riêng, người dân nói chung khi mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có những dấu hiệu cảnh báo thì chỉ cần theo dõi, uống thuốc hạ sốt, bù nước đường uống hoặc truyền các dung dịch đẳng trương như Ringer lactate hoặc Natri clorua 0,9% nếu có chỉ định…

“Chỉ khi có những dấu hiệu cảnh báo như hạ tiểu cầu, xuất huyết, tổn thương chức năng thận, chức năng gan, mệt mỏi, nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… thì mới cần nhập viện để điều trị và theo dõi sát sao”, TS Hà nói.

Theo các chuyên gia, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, tùy theo thể trạng và giai đoạn của bệnh mà chúng ta có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, chúng ta chỉ cần hướng dẫn họ theo dõi, uống oresol. Nếu người bệnh ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, có xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị.

Lúc đó người bệnh sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định, được bồi phụ nước và điện giải đầy đủ, đo mạch, huyết áp thường xuyên với sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

Theo Khám phá


sốt xuất huyết

cách phòng sốt xuất huyết

bệnh sốt xuất huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.