Phương pháp được kỳ vọng là bước ngoặt trong điều trị Covid-19 nặng ở Việt Nam

Với những kết quả khả quan rút ra từ kinh nghiệm điều trị thực tế, phương pháp lọc máu hấp phụ đang được kỳ vọng là bước ngoặt lớn trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Phương pháp được kỳ vọng là bước ngoặt trong điều trị Covid-19 nặng ở Việt Nam-1
Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP HCM - Ảnh Đồng Nguyên

Hiệu quả ngăn chặn bão Cytokine

Hiện nay cả nước có hơn 2.000 bác sĩ làm việc tại khoa hồi sức tích cực. Đặc biệt, tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ có 1 bác sĩ thuộc chuyên khoa này. Trong khi đó, số bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng, nhân lực y tế đang chịu một sức ép khổng lồ. 

Số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh Covid-19 ngày càng tăng cao. Nhiều bệnh viện có giường nhưng không có hệ thống oxy trung tâm, hệ thống khí nén, do đó không thể sử dụng được máy thở; thiếu camera, thiếu hệ thống theo dõi trung tâm... Điều này đang gây khó khăn cho các bác sĩ, điều dưỡng trong việc theo dõi sát diễn biến của người bệnh Covid-19 nặng.

Phương pháp được kỳ vọng là bước ngoặt trong điều trị Covid-19 nặng ở Việt Nam-2
Kỹ thuật lọc máu đang được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân Covid-19.

Mới đây, 2 báo cáo khoa học của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, BV Bạch Mai và ThS, Bác sĩ Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, về kỹ thuật lọc máu hấp phụ (HP) trên bệnh nhân Covid-19 đã cho kết quả khả quan. Theo đó, với những kết quả khả quan rút ra từ kinh nghiệm điều trị thực tế, phương pháp lọc máu hấp phụ đang được kỳ vọng là bước ngoặt lớn trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo đó, bằng thực tế áp dụng trên 10 bệnh nhân Covid 19 nặng tại Bắc Giang, bác sĩ Thân Sơn Tùng cho rằng khi được can thiệp sớm bằng biện pháp lọc máu hấp phụ, các chỉ số bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt với những bệnh nhân đã gặp tổn thương phổi nặng.

Đặc điểm sinh bệnh học đặc trưng của Covid-19 là tăng giải phóng các yếu tố gây viêm, đôi khi phản ứng quá mạnh gây tổn thương đa phủ tạng, hay gọi là bão Cytokine. Phương pháp lọc máu hấp phụ đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn bão Cytokine.

Rút ngắn thời gian điều trị

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết phương pháp lọc máu hấp phụ đã được áp dụng trong điều trị chống độc và có hiệu quả tích cực. Với bệnh nhân Covid-19 nặng rối loạn chức năng tế bào nội mạch trầm trọng, rối loạn đông máu và cơ thể hình thành huyết khối, việc can thiệp lọc máu hấp phụ sớm sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng nhanh chóng, cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm áp lực cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện nay.        

Thực tế các đợt dịch cho thấy gần như chưa có tỉnh nào có thể "tự lực cánh sinh" điều trị Covid-19 mà không cần sự chi viện từ trung ương hay sự giúp đỡ từ các tỉnh bạn. 

Cả nước hiện chỉ có một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ... Vậy với những kết quả khả quan từ phương pháp lọc máu hấp phụ đem lại, chúng ta có thể hạn chế đáng kể những ca Covid-19 chuyển biến nặng phải sử dụng kỹ thuật ECMO.

ThS.BS. Thân Sơn Tùng đưa ra nhận định: " Việc ứng dụng kỹ thuật lọc hấp phụ trên bệnh nhân Covid-19 giai đoạn sớm có thể giúp tăng tỷ lệ cứu sống, giảm nguy cơ tiến triển nặng và tiết kiệm chi phí hồi sức. Do đó cần thống nhất quan điểm lựa chọn bệnh nhân và thời điểm bắt đầu lọc hấp phụ để đạt hiệu quả tối ưu".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/phuong-phap-duoc-ky-vong-la-buoc-ngoat-trong-dieu-tri-covid-19-nang-o-viet-nam-161210608073259652.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.