Quần áo bơi ảnh hưởng như thế nào đến vùng kín?

Nhiều người không biết quần áo bơi cũng là nơi chứa muối, cát biển, hóa chất… nên hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến “vùng kín”.

Nếu chúng ta mặc quần áo bơi trong thời gian dài điều này không tốt bởi các loại vi khẩn từ các nguồn nước đó sẽ ngấm vào “vùng kín” và gây tổn thương, nhiễm trùng…

Ảnh hưởng “vùng kín” vì mặc quần áo bơi quá lâu

Theo BS Thu Ngân, BV Phụ sản Hà Nội cho biết quần áo bơi cũng là nơi chứa muối, cát biển, hóa chất bể bơi nếu chúng ta mặc tắm trong thời gian dài điều này không tốt bởi các loại vi khẩn từ các nguồn nước đó sẽ ngấm vào “vùng kín”, gây ra nhưng tổn thương, nhiễm trùng… 

Không ít các gia đình cho rằng quần áo bơi không có nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, tương tự như quần áo lót, đồ bơi cũng có nhưng tác hại nhất định mọi người không nghĩ đến. Bởi đồ bơi thường được làm chất co giãn, ôm sát cơ thể. Điều này cực kỳ có hại cho “vùng kín” vốn dĩ là nơi luôn ẩm ướt, cần sự thông thoáng. Hoạt động bơi lội yêu cầu vận động nhiều, do đó trang phục phải có chất liệu chất tốt, không hút và giữ nước để cơ thể, đặc biệt là “vùng kín” luôn được thoải mái, không bị cọ sát với vải đồ bơi trong lúc vận động, gây tổn thương. 

Bất kể trang phục nào cũng vậy nếu chúng ta mặc quá chật sẽ khiến cho cơ thể không có sự vận động, thoải mát. Nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng, mặc đồ quá chật sẽ càng làm cho cơ thể toát ra mồ hôi, vì thế mồ hôi sự tích tụ trên quần áo, khiến “vùng kín” bị bí và từ đó gây ra các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa. 

Đối với các bạn nam, quần bơi quá chật cũng trở thành "thảm hoạ", bởi cơ quan sinh dục bị bó chặt thường xuyên không chỉ hạn chế vận động, gây khó chịu mà còn tăng nguy cơ vô sinh.

Ngoài ra, nhiều gia đình có quan niệm đồ bơi thường không được sử dụng liên tục nên thường mua những bộ đồ bơi kém chất lượng hoặc những bộ đồ bơi cũ, chất lượng không tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng bởi các loại hàng cũ chúng ta không thể xác định được nguồn gốc. Vì thế cũng có rất nhiều vi khuẩn tồn tại trên quần áo này, kể cả các vi khuẩn lây qua đường tình dục. 

quần áo bơi ảnh hưởng sức khỏe
Nhiều người không biết quần áo bơi cũng là nơi chứa muối, cát biển, hóa chất… nên hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến “vùng kín”. Ảnh minh họa

Quần áo bơi cũng dễ gây dị ứng da

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, tất cả những mặt hàng quần áo không nhãn mác, bán trôi nổi trên thị trường hầu hết đều khó đảm bảo về chất lượng và có thể ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại cho người dùng bởi các hóa chất ngấm vào trong quá trình nhuộm vải. NPE là một trong những chất được phát hiện thấy trong quần áo Trung Quốc. Nó có tên gọi khoa học Nonyl Phenol Ethoxylate gồm các chất hoạt động bề mặt nonion có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, sơn, giấy dệt, các polymer hệ nhũ tương và nhiều ứng dụng khác.

Cũng theo các chuyên gia da liễu, việc mặcquần áo không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da cho bé, áo tắm trẻ em nếu mua loại không tốt, ngoài nguy cơ về chất nhuộm vải còn nguy cơ về việc loại sản phẩm này rất bí, trẻ mặc vào dễ bị dị ứng, viêm da, ngứa da. Còn các loại quần áo mới trong quá trình sản xuất để cho đẹp hơn, chống mọt, chống mốc… nhà sản xuất thường dùng thêm các chất hóa học để bảo quản nên cũng dễ gây kích ứng da.

Theo các viện da liễu tại Đức thì có khoảng 1-2% bị dị ứng với màu của quần áo và phần nhiều là phụ nữ  vì họ thường mặc quần áo bó rất sát với cơ thể. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra 1 điều là vi trùng Herpes-Simplex (HSV1) - 1 loại virus gây bệnh tình dục thường bám chặt vào quần áo. Do vậy, nguy cơ lây nhiễm virus này từ quần áo mới cũng có thể xảy ra, nhất là trong trường hợp bạn thử quần áo mới tại các cửa hàng thời trang.

Sử dụng quần áo bơi hợp lý

Bất kể loại quần áo bơi loại nào. Dù là mới mua cũng đều phải dùng nước sạch giặt qua, phơi nơi thoáng gió cho khô rồi mới mặc. Tốt hơn hết bạn vẫn nên ngâm đồ bơi qua một lượt cho sạch và loãng bớt hóa chất bên trong, sau đó hãy giặt máy.

Khi phơi đồ bơi, cũng không nên lật ngược lại bởi khói bụi, vi trùng, hydrogen sulfide và các chất độc hại trong không khí sẽ dính vào mặt trong của đồ bơi, sau khi mặc lên người sẽ gây ra ngứa, dị ứng, thậm chí gây ra một loạt các bệnh viêm da, thậm chí đối với bạn gái có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa. 

Ngoài ra khi đi bới chúng ta nên chọn những quần áo bới có chất liệu thoáng, những mặt hàng có nguồn gốc thương hiệu xuất sứ để tránh những hàng kém chất lượng.

Không nên mặc quần áo bới tắm trong thời gian quá dài. Khi có dấu hiệu ngứa, hay viêm nhiễm "vùng kín" sau những lần mặc quần bơi nên đi kiểm tra.

Theo Trí thức trẻ


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.