Răng khôn: Mỗi lần mọc lại một lần đau, khi nào nên nhổ?

Răng khôn là vấn đề rắc rối của rất nhiều người. Mỗi lần răng nhú lên gây đau, bạn luôn phải tự hỏi, liệu mình có nên nhổ bỏ chiếc răng này không? Sau đây là lời khuyên cụ thể.

Răng khôn là vấn đề rắc rối của rất nhiều người. Mỗi lần răng nhú lên gây đau, bạn luôn phải tự hỏi, liệu mình có nên nhổ bỏ chiếc răng này không? Sau đây là lời khuyên cụ thể.

Trong một thời gian dài, chúng ta không có răng khôn vẫn có thể nhai thức ăn bình thường, nhưng đến một ngày, ai cũng phải gặp rắc rối khi chiếc răng khôn "ngủ yên" trong hàm bỗng nhiên thức dậy và làm mọi chuyện "rối lên".

Vào khoảng 12 đến 25 tuổi là thời kỳ hoạt động mạnh nhất của răng khôn. Một số người có thể mọc răng muộn hơn sau đó.

Do "chậm chạp" nên đến thời kỳ phát triển, răng khôn đã "hết chỗ", dẫn đến không còn không gian để mọc, gây mọc lệch, khó mọc và các nguyên nhân liên quan phát sinh từ đó.

Khi bạn bắt đầu bị đau, một băn khoăn lớn là, có nên nhổ bỏ chiếc răng đó đi hay không. Nhiều người sẽ bỏ qua, vì răng chỉ đau một quãng thời gian, rồi lại "nằm im". Nhưng cũng có người đau không chịu nổi, sưng nhức, cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Sau đây là những phân tích các ý kiến ​​khác nhau về vấn đề này giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Răng khôn: Mỗi lần mọc lại một lần đau, khi nào nên nhổ? - Ảnh 1.

Khi nào thì không cần nhổ bỏ răng khôn?

- Khi chiếc răng khôn khỏe mạnh bình thường, không có sâu răng, nướu răng xung quanh không bị viêm, sưng, đau.

- Răng mọc hoàn toàn tự nhiên, bình thường.

- Răng nằm đúng vị trí và không can thiệp vào hoạt động bình thường của răng lân cận.

- Chúng dễ dàng để làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Răng khôn: Mỗi lần mọc lại một lần đau, khi nào nên nhổ? - Ảnh 2.

Cần phải chụp X-quang để biết tình trạng phát triển của răng khôn

Khi nào thì bạn phải cân nhắc đến việc nhổ răng?

- Răng đã phát triển hoàn chỉnh và ẩn dưới nướu nhưng lại không mọc lên. Trong trường hợp này, nó chứa nguy cơ hình thành một u nang, dẫn đến khả năng ảnh hưởng đến chân các răng lân cận.

- Răng mọc lưng chừng, không lộ hẳn ra ngoài, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, trở thành nơi ẩn náu của các vi khuẩn, tích tụ chất cặn bã, từ đó có thể dẫn đến các bệnh phát triển trong khoang miệng.

- Răng đã hoàn thiện dưới nướu nhưng không đủ không gian để mọc ra, răng liền kề đã choán hết không gian của nó. Trong trường hợp này, nếu răng khôn vẫn cố "ngoi" lên thì sẽ làm hỏng chiếc răng lân cận.

- Khi bạn cảm thấy đau ở vùng răng khôn.

- Các mô mềm bên cạnh các răng khôn thường xuyên viêm nhiễm.

- Có khối u hình thành.

- Khi nướu bị viêm.

- Có hiện tượng sâu răng ở các răng liền kề, những răng đó bắt đầu có hiện tượng nứt vỡ.

Răng khôn: Mỗi lần mọc lại một lần đau, khi nào nên nhổ? - Ảnh 3.

Khi đến tuổi mọc răng khôn, hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở vùng răng khôn, bạn nên đi khám nha sĩ để chụp X-quang răng nếu cần thiết.

Việc biết được tình trạng thực tế của răng khôn thông qua hình ảnh X-quang giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định về việc giữ hay nhổ bỏ răng khôn.

Bạn nên quyết định việc này trước 25 tuổi để sau đó không phải lo lắng nhiều về các vấn đề phát sinh do răng khôn. Càng để lâu, răng sẽ khó nhổ, hoặc các mô vùng răng nướu sẽ khó chữa lành hơn khi bạn lớn tuổi.


Theo Trí Thức Trẻ

chăm sóc răng miệng

răng khôn

mọc răng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.