Rau cần có nhiều lợi ích nhưng những người sau nên tránh xa tuyệt đối

Rau cần đang vào mùa. Đây là một loại rau rất quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, một số người nên tránh xa món rau này tuyệt đối kẻo rước bệnh vào người.

Rau cần được biết đến là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu… Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.

Rau cần có nhiều lợi ích nhưng những người sau nên tránh xa tuyệt đối-1

Lợi ích từ rau cần

Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

Hạ huyết áp

Người bệnh có thể dùng bằng cách nấu ăn đơn thuần và cũng có thể dùng nấu cháo rau cần ăn 1 tuần 2 - 3 bữa trong một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn. Mặt khác, đối với người muốn giảm béo cũng có thể dùng rau cần thường xuyên giúp tăng chất xơ, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

Giúp giải độc cơ thể

Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.

Cải thiện chứng thiếu máu

Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.

Rau cần có nhiều lợi ích nhưng những người sau nên tránh xa tuyệt đối-2

Những người nên tránh xa rau cần

Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt

Những phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Rau cần có tính hàn, ăn vào sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Người mắc bệnh da liễu

Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như: vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.

Người huyết áp thấp

Trong Đông y, rau cần có tính thanh nhiệt, mát, có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tuyệt đối không ăn rau cần để tránh bệnh thêm trầm trọng.

Người bụng dạ yếu

Rau cần, rau rút, rau ngổ hay rau muống đều là những loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng giun, sán. Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Người hay bị ngộ độc

Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn rau cần trong trường hợp có nghi ngờ về khu vực canh tác không đảm bảo.

Người bị nhiễm giun sán

Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.

Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.

 

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/rau-can-co-nhieu-loi-ich-nhung-nhung-nguoi-sau-nen-tranh-xa-tuyet-doi-post1499468.tpo

rau cần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.