Rối loạn lo âu

Lo âu quá mức là bệnh lý cần chữa trị sớm và tốn nhiều thời gian, điểm đặc biệt là tình trạng này hay xảy ra ở những người trẻ (trong độ tuổi từ 20–30).

Lo âu quá mức là bệnh lý cần chữa trị sớm và tốnnhiều thời gian, điểm đặc biệt là tình trạng này hay xảy ra ở những người trẻ(trong độ tuổi từ 20–30).

Nữ mắc bệnh gấp đôi nam

Nam bệnh nhân H.T (40 tuổi, mộtcông chức ở TP.HCM) đến Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) khám bệnhvới triệu chứng hay hồi hộp quá mức, bồn chồn, lo lắng, bứt rứt, đau đầu. Ngoàira anh còn có biểu hiện mất ngủ, tăng nhịp tim và mệt mỏi.

Các triệu chứng nàyxuất hiện cách đây khoảng 6 tháng và ngày càng nặng hơn. Gần đây anh đã dùng đếnrượu để giải tỏa những lo lắng và ổn định giấc ngủ, tuy nhiên càng uống rượu,hôm sau anh càng khó khăn hơn. Anh T. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu
Ảnh minh họa

là bệnh lý thườnggặp với tỷ lệ mắc bệnh chung trong 1 năm khoảng 3%, và tỷ lệ bệnh chung suốt đờilà 5%. Phái nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần nam giới, tuổi khởi bệnh thường khóxác định, nhưng bệnh nhân hay đi khám bệnh trong độ tuổi từ 20–30. Tuy nhiên,chỉ có 1/3 đến khám và điều trị chuyên khoa tâm thần, số còn lại điều trị tạicác bác sĩ đa khoa, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…

Đặc điểm lâm sàng

Người bệnh có cảm giác lo âu hoặclo âu quá mức về một sự kiện hoặc một hoạt động nào đó, xảy ra phần lớn thờigian trong ít nhất 6 tháng. Những vấn đề lo âu đó xuất hiện mà người bệnh khôngthể hoặc khó kiểm soát nó. Các triệu chứng chủ yếu gồm: căng thẳng vận động,tăng hoạt động thần kinh tự trị và sự cảnh giác về nhận thức.

Lo âu thường quámức và ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống của người bệnh. Sự căng thẳng vậnđộng biểu hiện bằng trạng thái bị run, bứt rứt và đau đầu. Sự tăng thần kinh tựtrị thường biểu hiện bằng thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng dạ dày,đường ruột. Sự cảnh giác nhận thức thể hiện qua trạng thái dễ bực tức và dễ giậtmình. Ngoài ra, bệnh lý rối loạn lo âu còn khiến người bệnh dễ mệt mỏi, khó tậptrung chú ý, hay bực tức, rối loạn giấc ngủ…

Những rối loạn trên gây khó chịu rõrệt về lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vựcquan trọng khác. Rối loạn này không do các tác động sinh lý trực tiếp của mộtchất hoặc một bệnh cơ thể và không xảy ra chỉ trong một rối loạn khí sắc, mộtrối loạn loạn thần hoặc một rối loạn phát triển lan tỏa. Bệnh nhân rối loạn loâu thường đến khám bác sĩ đa khoa bởi các triệu chứng cơ thể.

Chữa trị

Điều trị rối loạn lo âu chủ yếulà kết hợp các phương pháp tâm lý, hóa dược và nâng đỡ. Việc điều trị đòi hỏinhiều thời gian dù với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng. Điềutrị tâm lý chủ yếu là liệu pháp nhận thức hành vi và nâng đỡ. Cách tiếp cận nhậnthức giúp giải quyết các lệch lạc về nhận thức của bệnh nhân và cách tiếp cậnhành vi nhằm cải thiện triệu chứng của cơ thể.

Rối loạn lo âu

Kỹ thuật chính là thư giãn vàphản hồi sinh học. Liệu pháp nâng đỡ bao gồm giải thích hợp lý, trấn an và tạosự thoải mái cho người bệnh. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy giảm lo âu khi được tạocơ hội để thảo luận về các khó khăn của họ với nhà trị liệu.

Sự giảm triệu chứngthường giúp bệnh nhân hoạt động hiệu quả hơn trong công việc hàng ngày và trongcác quan hệ, những tưởng thưởng và khích lệ này bản thân chúng cũng có tác dụngtrị liệu.

Khoảng 25% bệnh nhân tái pháttrong tháng đầu sau khi ngưng điều trị và 60-80% tái phát trong năm tiếp theo.Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu việc điều trị tâm lý được kéo dài cả saukhi ngưng điều trị hóa dược thì tỷ lệ tái phát sẽ giảm rất nhiều.

Theo BS Lê Minh Công
Thanh niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.