Rước họa vào thân nếu bạn ăn đậu phụ theo cách này

Đậu phụ là món ăn phổ biến, tuy nhiên vì quá tin tưởng vào dinh dưỡng của nó nên nhiều người đang sử dụng sai cách gây hại cho sức khỏe.

Đậu phụ là món ăn phổ biến, tuy nhiên vì quá tin tưởng vào dinh dưỡng của nó nên nhiều người đang sử dụng sai cách gây hại cho sức khỏe.

Vừa qua, Phòng Cảnh sát môi trường TP Huế đã phát hiện hai cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng chất cấm là bột thạch cao để chế biến đậu phụ. Được biết, mỗi ngày, các cơ sở này sản xuất hàng trăm kg đậu phụ để tiêu thụ ra thị trường. Trong khi đó, người tiêu dùng thì vô tư ăn đậu phụ “trộn” hóa chất.


Cơ sở sản xuất đậu phụ pha chế bột thạch cao - chất cấm trong chế biến thực phẩm vừa được phát hiện tại TP Huế. Ảnh cắt từ clip.

Cơ sở sản xuất đậu phụ pha chế bột thạch cao - chất cấm trong chế biến thực phẩm vừa được phát hiện tại TP Huế. Ảnh cắt từ clip.

Được biết, đậu phụ làm theo kiểu truyền thống, không sử dụng hóa chất thường sử dụng giấm chua hoặc nước đậu ủ chua để ép cho đậu thành khuôn, tuy nhiên bằng cách này đậu kết tủa ít, giá thành đậu cao nên khó cạnh tranh. Vì thế, nhiều cơ sở làm ăn gian dối đã sử dụng thạch cao trong xây dựng để pha, chế biến đậu. Với cách này, lượng đậu thu về có thể sẽ nhiều gấp đôi so với cách làm truyền thống.

Để tránh mua phải đậu phụ chứa thạch cao, đa số các bà nội trợ lựa chọn bằng sự nhạy cảm và kinh nghiệm như:


Đậu phụ ngon thường có vị béo và mùi đặc trưng của đầu nành. Ảnh minh họa.

Đậu phụ ngon thường có vị béo và mùi đặc trưng của đầu nành. Ảnh minh họa.

- Quan sát bằng mắt thường, đậu phụ ngon có màu trắng ngà, còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao. Do đó, khi mua đậu, nên tránh mua đậu phụ có màu vàng hoặc ngả vàng.

- Đậu sạch khi cầm trên tay sẽ cảm thấy nhẹ, mềm. Còn nếu thấy nặng, cứng và chắc tay, miếng đậu vuông vức thì không nên mua.

- Về mùi vị nếu thấy mùi béo, thơm đặc trưng của mùi đậu nành thì là đậu sạch. Còn đậu có thạch cao ngửi thấy mùi vôi, hoặc không ngửi thấy mùi gì, khi ăn thấy vị hơi chát.

Những điều cần tránh khi ăn đậu:

Không ăn đậu phụ thay rau

Nhiều người cho rằng đậu phụ rất mát, lại có nguồn gốc thực vật nên có thể sử dụng thay rau ăn hàng ngày. Điều này là không đúng, bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ. Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.

Không ăn đậu phụ thay thịt

Đậu phụ được gọi là "thịt thực vật" vì rất giàu protein nên nhiều người nghĩ rằng có thể dùng nó thay thế nguồn đạm thực vật một cách an toàn và rẻ tiền hơn. Tuy nhiên đây là những sai lầm cần sớm thay đổi, bởi hàm lượng và tỉ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không phải là hoàn toàn đầy đủ… Vì vậy khi ăn đậu phụ vẫn cần phải ăn kèm với một số loại protein như trứng và thịt.

Không ăn khi cơ thể thiếu máu, thiếu i-ốt

Đậu phụ rất giàu protein thực vật và ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu hóa không tốt, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng v.v.

Đậu tương để làm đậu phụ hàm chứa một loại chất gọi là saponins. Chất này thúc đẩy I-ốt trong cơ thể bài tiết. Trong thời gian dài ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây ra thiếu I-ốt và gây ra các bệnh do thiếu I-ốt.

Hạn chế đối với người cao tuổi, người mắc bệnh thận

Đối với người cao tuổi, người bị bệnh thận thì khả năng bài tiết chất thải của thận kém đi, lúc này nếu không chú ý ăn uống, ăn đậu phụ hằng ngày, tức là dung nạp quá nhiều protein thực vật sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều chất thải chứa Nitơ, tăng thêm gánh nặng cho thận, làm cho chức năng của thận lão hóa hơn, không có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra đối với người mắc bệnh gout cũng nên hạn chế, đề phòng tăng axit uric trong máu, khiến triệu chứng bệnh gout xuất hiện nặng hơn.

Theo GĐ&XH


đậu phụ

đậu phụ “trộn” hóa chất


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.