- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sai lầm cần tránh khi dùng màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm không chỉ được dùng phổ biến ở các thành phố lớn, mà ở nông thôn cũng được dùng phổ biến, nhất là vào dịp cỗ bàn, lễ Tết. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc lạm dụng màng bọc thực phẩm sẽ để lại hậu quả khó lường.
Màng bọc thực phẩm không chỉ được dùng phổ biến ở các thành phố lớn, mà ở nông thôn cũng được dùng phổ biến, nhất là vào dịp cỗ bàn, lễ Tết. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc lạm dụng màng bọc thực phẩm sẽ để lại hậu quả khó lường.
Việc sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn tích trữ, thức ăn thừa trong dịp Tết là “bảo bối” của các bà nội trợ. Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến…
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người.
Do có nhiều ưu điểm như: giá thành rẻ, gọn nhẹ, tiện lợi… và đẹp mắt nên nhu cầu sử dụng màng bọc thực phẩm vẫn ngày một lớn. Để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:

Không dùng trong lò vi sóng
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.
Không bọc sát vào thực phẩm
Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm. Vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.
Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.
Không dùng khi có mùi lạ
Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.
Cách sử dụng màng bọc không gây độc hại - Cần phân loại màng bọc trước khi sử dụng. Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít. - Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm. - Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng. - Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu. - Cách nhận biết màng PE và PVC: Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi. Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi. |
Theo Gia đình & Xã hội
-
Sức khỏe1 giờ trướcTrường Y tế Công cộng Harvard TH Chan đã phát hiện ra rằng ăn một số loại rau có thể dẫn đến tăng cân nhiều hơn ở tuổi trung niên.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTrong lúc đang chơi, cháu bé đã vô thức cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau vụ tai nạn trên Quốc lộ 20, 4 người cấp cứu tại Bệnh viện Đồng Nai, trong đó có 2 ca tiên lượng xấu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcHàu là món ăn giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Đối với nhiều quý ông, hàu còn được coi như "Viagra" từ biển cả để tăng cường sinh lực "chốn phòng the". Tuy nhiên có những "đại kỵ" khi ăn hàu mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi sinh con, người phụ nữ liên tục chảy máu vì sốt xuất huyết. Các bác sĩ phải truyền 2 lít máu mỗi ngày để giành giật sự sống cho bệnh nhân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NALFD) không chỉ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan mà còn góp phần tạo ra một "sát thủ" khó ngờ bên trong các mạch máu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMạch máu như một bản đồ giao thông khổng lồ đưa oxy và dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Do đó, muốn sống lâu phải chú ý đến mạch máu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác chất chống oxy hóa, chống viêm có thể giúp chúng ta phòng nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều chị em chăm gập bụng mong muốn có bụng nhỏ. Tuy nhiên, HLV Phạm Hoàng Vũ khẳng định đây là suy nghĩ sai lầm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng của bốn căn bệnh mà bạn có thể nhận thấy ở môi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau ngổ là loại rau gia vị được nhiều người biết đến, nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của loại rau này với sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi nghe người phụ nữ Nhật này chia sẻ bí quyết, ai cũng thấy ngạc nhiên vì không nghĩ nó dễ và “miễn phí” như vậy.
-
Tiến sĩ Anh tiết lộ loại đồ uống là 'thuốc bổ' cho tim, giúp kéo dài tuổi thọ, người Việt dùng nhiềuSức khỏe1 ngày trướcĐây là thức uống chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch, não bộ và kéo dài tuổi thọ.