- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nắng nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm sai lầm này nếu không dễ hỏng thận, đột quỵ
Một cốc trà đá tưởng chừng như rất bình thường nhưng có thể đem lại cho bạn rất nhiều những lợi ích thiết thực về sức khỏe.
Những lợi ích của trà đá đối với sức khỏe
1. Chống ung thư
Trà đá được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhờ hàm lượng flavonoid bên trong. Thành phần này có thể phát hiện những tế bào có hại tiềm năng và tiêu diệt trước khi nó gây hại cho cơ thể. Trang sức khỏe WebMD thậm chí còn trích dẫn một nghiên cứu cho thấy uống một cốc trà xanh mỗi ngày có thể chống lại tác hại của thuốc lá và phòng ngừa bệnh ung thư phổi.
2. Giảm cân
Trà đá có lượng calo rất thấp nên bạn sẽ không cần lo lắng về cân nặng khi thưởng thức. Tác dụng giảm cân của trà đá đến từ chất flavonoid có trong lá trà. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó, cơ thể sẽ đốt mỡ nhanh và hiệu quả hơn mà kết quả là bạn sẽ giảm cân.
3. Giúp tỉnh táo và giảm căng thẳng
Lá trà chứa cafein nhiều thứ hai trong tự nhiên sau hạt cà phê. Chính vì vậy, khi uống trà đá, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Cùng với đó, cảm giác mát lạnh khi uống một cốc trà đá giúp giảm bớt sự căng thẳng trong khi làm việc hoặc học tập.
4. Hạn chế mất nước
Mất nước thường khá phổ biến khi trời nóng và hay khiến bạn cảm thấy đau đầu. Uống trà đá với vị thanh mát sẽ giúp bạn uống nước dễ dàng hơn là uống nước trắng. Từ đó bạn sẽ luôn duy trì lượng nước đầy đủ trong cơ thể.
5. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Khi uống trà đá, chúng ta luôn thấy có vị chát trong miệng chất chát có trong trà có thể giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế bị sâu răng và hơi thở có mùi.
Một số tác dụng phụ của trà đá
Trên thực tế, y học đã chứng minh uống trà đá quá nhiều, nhất là những loại trà có đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, cụ thể là những tác hại sau.
Bệnh về thận: Hãng tin CBS News đã từng đưa tin về một bệnh nhân tại bang Arkansas, Mỹ bị suy thận do thói quen uống 1 gallon (khoảng 3,78 lít) trà đá mỗi ngày. Được biết, những loại trà như hồng trà chứa chất hóa học có thể gây ra sỏi thận hay thậm chí suy thận nếu liên tục nạp vào cơ thể với lượng trà lớn.
Tiểu đường: Nhiều người thường có thói quen uống trà đá với đường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nước trà đá pha thêm đường sẽ là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn liên tục uống với lượng lớn.
Đột quỵ: Ít ai biết rằng trà đá cũng là một trong những nhân tố có thể gia tăng mức triglyceride trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Bệnh về tim mạch: Nhiều trà cũng đồng nghĩa với nhiều caffeine, chất hóa học không hề “thân thiện” với sức khỏe con người. Tất cả các loại trà đều có chứa caffeine, dễ khiến huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh, với một số trường hợp còn gây ra chứng loạn nhịp tim.
Ai không nên uống trà đá?
Không phải ai cũng uống được trà đá mặc dù đây là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Những người bị dạ dày không nên uống trà đá. Ngoài ra, những nhóm người sau cũng nên hạn chế:
- Người mắc bệnh sỏi thận, suy thận: Trong trà có chứa oxalate, việc uống trà khiến sỏi hình thành to hơn.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và những người mắc bệnh tiêu hóa không nên uống trà vì 2 chất oxalate và axit tannic sẽ phản ứng với sắt trong dạ dày lâu ngày khiến bạn bị thiếu sắt và ăn uống khó tiêu, ảnh hưởng đến trao đổi chất
- Phụ nữ mang thai không nên uống trà đá vì dễ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến thai nhi, giảm hấp thụ sắt.
- Người cao tuổi không nên uống nhiều trà đá vì dễ bị mất ngủ, căng thẳng. Mỗi ngày nên uống 1-2 cốc, không nên uống trà đặc hoặc quá nóng.
Lời khuyên để uống trà đá đúng cách
Mặc dù trà đá vừa có lợi, vừa có hại tuy nhiên không thể loại bỏ thức uống này khỏi cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể giảm thiểu tác hại của của trá bằng cách:
- Không nên dễ dãi trong việc chọn lựa đồ uống vỉa hè, ngay cả trong thực phẩm cũng không nên tùy ý.
- Không nên uống trà thay nước lọc. Mỗi ngày chỉ 1-2 cốc trà là đủ.
- Không uống trà quá đặc, trà quá nóng gây bỏng niêm mạc thực quản.
- Nếu muốn uống trà, hãy tự pha ở nhà và mang theo bên người. Có thể kết hợp với các loại nước uống khác như mơ muối, chanh muối... để bù lại lượng nước đã mất.
- Không nên uống trà khi để qua đêm vì có thể khiến trà biến chất, sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
- Sức khỏe4 giờ trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe7 giờ trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe18 giờ trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe21 giờ trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe23 giờ trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe23 giờ trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.
- Bé gái thoát chết kỳ diệu khi rơi từ tầng 12 xuốngSức khỏe1 ngày trướcSau khi nhập viện bé gái ở Hà Nội được thăm khám và hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Sức khỏe1 ngày trướcQuá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài khiến nam thanh niên làm khuôn kẽm siết chặt cổ tay. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bàn tay bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động và cảm giác, bị dập nát các gân cơ duỗi ngón tay.