Sinh con ra mặt mũi thâm tím mới giật mình vì đã ăn uống sai lầm trong suốt thai kỳ

Sẽ dễ dàng xảy ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe với trẻ sơ sinh nếu như bà bầu cứ giữ thói quen ăn uống như thế này.

Sẽ dễ dàng xảy ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe với trẻ sơ sinh nếu như bà bầu cứ giữ thói quen ăn uống như thế này.

Thông thường, thói quen của người châu Á luôn muốn bồi bổ cho thai phụ để sinh con được khỏe mạnh. Do đó, có nhiều bà bầu ăn uống bất chấp và luôn chiều theo sở thích của mình, miễn sao mẹ tăng cân, con tăng cân tốt là được. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn có lợi. Với trường hợp, mẹ ăn nhiều đồ ngọt, cân nặng bất ngờ tăng mất kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả xấu khi sinh con.

San phu beo phi 2
Quá trình tăng cân của các mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. (Ảnh: Internet)

Mới đây, một sản phụ 35 tuổi ở Trung Quốc có sở thích ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột đã trải qua khoảnh khắc vô cùng khó khăn khi hạ sinh đứa con thứ 3 bằng phương pháp sinh thường. Đứa bé chào đời với cân nặng gần 5kg, được xem là khá lớn so với những đứa trẻ khác. Điều đáng nói, gương mặt em bé bầm tím do trong quá trình thai phụ rặn sinh, các bác sĩ đã phải can thiệp để kéo bé ra ngoài.

San phu beo phi
Hình ảnh một em bé Trung Quốc được sinh ra với cân nặng khổng lồ và gương mặt bầm tím. (Ảnh: Internet)

Các bác sĩ cho biết, em bé sơ sinh được sinh ra với trọng lượng thông thường từ 3-3,2kg, thậm chí cao nhất là 4kg. Một bác sĩ phụ sản khác cho biết, ông đã cảnh báo tất cả những bà mẹ đang mang thai nên cẩn thận chế độ dinh dưỡng. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân thai phụ mà em bé cũng sẽ được sinh ra an toàn.

Thông thường, phụ nữ khi mang thai thường thích ăn đồ ngọt và tinh bột. Ngoài ra, họ còn ăn những món ăn nhẹ, bữa xế. Theo khuyến cáo, thai phụ chỉ nên ăn trung bình một bát cơm trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, người phụ nữ trên đã ăn 2 đến 3 bát cơm, bên cạnh đó còn ăn thêm trái cây cùng những thức ăn tẩm bổ khác. Được biết, trong quá trình mang thai, phụ nữ này đã tăng 16kg nên mới sinh con ra với cân nặng như thế.

san phu beo phi 3
Các bà bầu nên theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống để không ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu mới nhất, hiện tại có hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức trong thời gian mang thai. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, có thể dẫn đến tiền sản giật. Thậm chí, nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non cũng tăng lên nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, cũng có thể khiến bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán. Trong thời gian chuẩn bị sinh, mẹ béo phì cũng có thể tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng và khó gây mê.

Để tránh được việc này, các nhà khoa học đã khuyên chị em phụ nữ mang thai nên theo dõi cân nặng của mình cũng như tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai. Cụ thể như sau: Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.

Theo Trí Thức Trẻ


bà bầu

mang bầu

mang thai

chăm sóc thai kỳ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.