Số ca mắc ho gà tăng mạnh ở TPHCM, 40% là trẻ dưới 2 tháng tuổi

Số ca mắc ho gà ghi nhận tại TPHCM gia tăng nhiều so với các năm trước. Đa số trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắc xin.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 30 ca mắc ho gà.

Trong đó, 90% ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và 40% ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi - độ tuổi chưa đủ để tiêm mũi đầu tiên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tất cả trẻ bị ho gà đều có mẹ chưa tiêm hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng ho gà.

Số ca mắc ho gà tăng mạnh ở TPHCM, 40% là trẻ dưới 2 tháng tuổi-1
Trẻ mắc ho gà tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: T.P

BSCKI Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết mỗi năm, bệnh viện đều ghi nhận các ca mắc bệnh rải rác. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc và nhập viện vì ho gà cao hơn các năm trước, trong đó nhiều ca chuyển nặng.

Báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy, khoảng 1/3 trường hợp ho gà cần thở oxy canuala; hơn 1/4 trường hợp có chẩn đoán kèm với viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, trào ngược dạ dày thực quản. Hiện chưa ghi nhận mối liên hệ dịch tễ giữa các ca bệnh này.

Theo bác sĩ Lưu, năm nay tỷ lệ trẻ mắc ho gà tăng cao có thể do khoảng trống miễn dịch. Một số trẻ lớn và người lớn không được tiêm nhắc lại có thể mắc bệnh, lây lan cho các trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa.

Trước tình hình gia tăng số ca mắc, Sở Y tế đã tăng cường các hoạt động truyền thông về cách phòng bệnh ho gà, lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; tăng cường hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tiêm bù. Các quận huyện rà soát mời tiêm đối với những trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây qua đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chủ yếu bị lây nhiễm từ mẹ hoặc người chăm sóc trong nhà.

Nếu xảy ra dịch ho gà, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. Dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm.

Lịch tiêm vắc xin ho gà cho trẻ như sau: Mũi 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi; Mũi 2: Trẻ được 3 tháng tuổi; Mũi 3: Trẻ 4 tháng tuổi; Mũi 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Với những trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng, miễn dịch thụ động được thừa hưởng từ mẹ (kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai) là rất cần thiết. Tiêm chủng vắc xin có thành phần ho gà cho mẹ thời kỳ mang thai giúp bảo vệ người mẹ khỏi bị nhiễm và lây bệnh cho con, đồng thời cung cấp kháng thể phòng bệnh bảo vệ trẻ những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/so-ca-mac-ho-ga-tang-manh-o-tphcm-40-la-tre-duoi-2-thang-tuoi-2293506.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR0qc6_w6FyvfVE6rUJauPDFXcs8qnMPBQpqRvm08NsONjU4vOJ05mDwcY8_aem_ZmFrZWR1bW15MTZieXRlcw

ho gà


Ngâm nước sấu giải nhiệt ngày hè không khó, nhưng chỉ quên bước này nước sấu dễ nổi váng
Nước sấu ngâm là một trong những đồ uống giải nhiệt ngày hè ưa thích của nhiều người. Đang mùa sấu, nhiều người dùng quả này để ngâm làm đồ uống giải khát ngày hè, nhưng chỉ quên bước này là rất dễ bị nổi váng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.