- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sốt xuất huyết có được tắm không?
Khi mắc sốt xuất huyết có người kiêng tắm gội, người lại không. Ý kiến của chuyên gia về vấn đề này thế nào?
TS. BS Vũ Minh Điền - Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt xuất huyết có được tắm không là thắc mắc của nhiều người. Những người mắc sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi nên có tâm lý không tắm để tránh bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, khi bị sốt, sức đề kháng sẽ giảm, việc không vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới bội nhiễm, nguy cơ sốc, suy đa phủ tạng.
Theo chuyên gia Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân sốt có thể tắm nhanh hoặc lau người ở phòng kín, tránh gió lùa. Mọi người nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
Chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: M.Đức
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, khi mắc sốt xuất huyết người bệnh thường lo lắng không biết rằng có tắm được hay không. Một số bệnh nhân còn chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm, đặc biệt là với nhiều trẻ nhỏ sức khỏe yếu, bố mẹ cũng không dám tắm cho con, sợ con bị ốm hoặc sốt nặng hơn.
Chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo, nếu sốt xuất huyết thế nhẹ, bệnh nhân có thể tắm bình thường nhưng lưu ý không tắm và ngâm người trong nước quá lâu, nên tắm với nước có độ ấm vừa phải, tuyệt đối không tắm với nước lạnh.
Còn nếu gội đầu, đặc biệt với nữ bệnh nhân có mái tóc dài, dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm quá lâu khiến cơ thể bị lạnh.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý với trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần tránh kỳ, cọ người mạnh vì sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ cực kỳ nguy hiểm. Những triệu chứng như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu thường xuất hiện trong giai đoạn giữa (khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) của bệnh và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau:
- Ở dưới da màu đỏ hoặc gây bầm tím
- Bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng
- Xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng và đùi.
Chính vì thế trong thời gian này bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho các thành mạch máu giãn ra, khiến cho tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn, tốt nhất bạn nên dùng khăn ấm lau người.
Nếu trong trường hợp vì lý do nào đó bệnh nhân cần phải tắm thì nên cho bệnh nhân tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Việc dùng nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý khi điều trị tại nhà cho những bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ:
- Thường xuyên cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.
- Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin và ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu.
- Không được dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.
"Nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh... Đây là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện ngay" – PGS. Cường nhấn mạnh.
Theo Sức khỏe đời sống
-
Sức khỏe7 giờ trướcTrong ngày đầu tiên quay trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da…
-
Sức khỏe12 giờ trướcChloe bỏ qua các biểu hiện đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng.
-
Sức khỏe13 giờ trướcLoại củ này được người Nhật ưa chuộng trong các bữa ăn, như một cách để ngăn ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông ở tỉnh Quảng Nam vừa ăn lòng luộc, vừa nói chuyện dẫn đến sặc, khó thở, da tím tái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được khuyên dùng trong mùa đông, nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe2 ngày trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe2 ngày trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.