- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự nguy hiểm của loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc
Virus mới đã lây nhiễm cho 35 người với triệu chứng giống cúm. Hiện tại, chưa có thuốc và vaccine cho loại virus này. Tỷ lệ tử vong ở người mắc lên tới 75%.
Ngày 8/8, tạp chí y khoa New England (NEJM) công bố báo cáo của nhóm chuyên gia Trung Quốc, Singapore cảnh báo về mầm bệnh mới được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông, Hà Nam (Trung Quốc). Theo Sina, các nhà khoa học đặt tên cho nó là Langya henipavirus (LayV), có nguồn gốc từ động vật, có thể lây nhiễm sang người.
Vật chủ tự nhiên của LayV
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc và Trường Y Duke-NUS (Singapore) đã chỉ ra loại virus mới liên quan đến một số ca sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn.
Giáo sư Wang Linfa, Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là tình trạng đáng báo động, bởi nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể lây nhiễm sang người, để lại những hậu quả khó lường.
"Loại virus này cùng chi với virus Nipah. Đến nay, những trường hợp này chưa gây tử vong hoặc bệnh rất nghiêm trọng. Chúng ta nên cảnh giác với loại virus mới nhưng không cần quá hoảng sợ. Điều quan trọng là mọi người cần phải cẩn thận vì có rất nhiều loại virus tương tự trong tự nhiên và nếu một loại virus nào đó nhảy sang người, tình hình có thể khác", The Paper dẫn nhận định của nhóm chuyên gia trong bài báo.
Chuột chù có thể là vật chủ của Langya henipavirus. Ảnh: Sohu.
Henipavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cho động vật ở châu Á - Thái Bình Dương. Cả virus Hendra (HeV) và Nipah (NiV) từ chi này đều lây nhiễm sang người qua trái cây và vật chủ tự nhiên là dơi. Vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus là dơi ăn quả. Cả hai đều gây bệnh nặng cho động vật và người và được phân loại là virus an toàn sinh học cấp độ 4, với tỷ lệ tử vong theo trường hợp là 40-75%.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy henipavirus khác có liên quan dơi, động vật gặm nhấm và chuột chù. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England, các nhà khoa học xác định mầm bệnh mới từ mẫu ngoáy họng của một bệnh nhân, thông qua giải trình tự gene và phân lập virus khi giám sát những người sốt sau khi tiếp xúc động vật.
Bộ gene của LayV gồm 18.402 nucleotide, tổ chức bộ gene giống các Henipavirus khác. Các chuyên gia phát hiện đây là dòng mới, có mối quan hệ tiến hóa giống virus Henipa đã được phát hiện trước đây ở Mặc Giang, Vân Nam, Trung Quốc. Đặc biệt, virus Nipah và Langya henipavirus (LayV) là có liên quan nhất.
Triệu chứng sốt ở 100% bệnh nhân
Trong số 35 người nhiễm LayV cấp tính, 26 trường hợp chỉ nhiễm LayV mà không bị đồng nhiễm các mầm bệnh khác. Các triệu chứng lâm sàng của 26 bệnh nhân này là sốt (100%), mệt mỏi (54%), ho (50%), chán ăn (50%), đau cơ (46%), buồn nôn (38%), nhức đầu (35%), nôn (35%), kèm theo giảm tiểu cầu (35%), giảm bạch cầu (54%), suy giảm chức năng gan (35%) và suy giảm chức năng thận (8%).
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được liệu LayV có thể truyền từ người sang người như SARS-CoV-2 hay không. Dẫu vậy, các báo cáo trước đó đã cảnh báo về con đường lây truyền này.
Người mắc không có tiền sử tiếp xúc gần hay tiếp xúc chung giữa các bệnh nhân, chứng tỏ sự lây nhiễm trong quần thể có thể là lẻ tẻ. Họ cũng không có lây nhiễm thứ phát cho các thành viên khác trong gia đình. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận kích thước mẫu quá nhỏ để xác định tình trạng lây truyền từ người sang người của LayV nên việc phát hiện LayV cần được đánh giá chéo với virus Nipah.
Langya henipavirus gây ra các triệu chứng giống cúm trong trường hợp mắc bệnh nhẹ. Ảnh: Freepik.
Nhóm chuyên gia kết luận LayV là loại virus henipa mới được phát hiện có thể có nguồn gốc từ động vật, liên quan bệnh sốt ở người và phát hiện này đáng được nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về các bệnh liên quan ở người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nếu nghi ngờ ca bệnh, các quốc gia cần cách ly càng sớm càng tốt, thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm và thông báo ngay cho cơ quan y tế công cộng.
Virus Niphah được phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1998, gây bệnh nghiêm trọng cho cả động vật và người. Năm 1998, virus Nipah trở thành dịch bệnh đặc hữu trên đàn lợn của Malaysia và lây nhiễm cho 265 người, trong đó 105 người đã chết.
Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng gồm sốt, ho, đau họng, chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn. Người bệnh sau đó bị phù não, dẫn đến buồn ngủ, lú lẫn, có thể hôn mê và tử vong. Mặc dù virus Nipah được coi là ít lây lan hơn Covid-19, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm virus Nipah cao hơn nhiều, từ 40% đến 75%. Chưa có thuốc chữa hoặc vaccine đối phó với virus Nipah và bệnh nhân chỉ được chăm sóc y tế hỗ trợ.
Hiện tại, cả Nipah và Henipavirus đều không có vaccine hoặc thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ kiểm soát các biến chứng.
"Covid-19 sẽ không phải bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của con người", Giáo sư Wang Xinyu, Phó trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Phục Đán, nói.
Ông Wang cũng lưu ý điều quan trọng cần nhấn mạnh là phạm vi của loại bệnh này không nên chỉ giới hạn trong các bệnh ở người, mà cần được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn.
Theo Zing
-
Sức khỏe19 phút trướcĂn chay giúp giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng lại không tốt cho một số nhóm người.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTheo Healthline, mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống lại khuẩn HP.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĐu đủ là một loại cây quen thuộc ở nước ta, toàn bộ cây từ quả, thân lá tới rễ và hạt đều có nhiều lợi ích sức khỏe và được sử dụng làm thuốc.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNgày 6/2, Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết y tế địa phương vừa tiếp nhận 31 người bị ngộ độc sau khi ăn chè đậu trắng, ngoài ra còn có 53 trường hợp nhẹ, tự điều trị tại nhà.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhi nhắc đến thực phẩm hại răng, hầu hết mọi người đều nghĩ tới nước ngọt, bánh kẹo, rượu bia… Tuy nhiên, một số thực phẩm lành mạnh mà ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách cũng sẽ trở thành “kẻ thù” của hàm răng.
-
Sức khỏe18 giờ trướcSố ca mắc giang mai tại TP.HCM liên tục tăng qua các năm, trong khi trên toàn cầu, bệnh cũng diễn biến phức tạp.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĂn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm gan quá tải và gây ra những tổn thương tiềm ẩn, từ đó làm suy yếu quá trình tiêu hóa...
-
Sức khỏe21 giờ trướcDưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu khiến mức huyết áp nhảy vọt đến mức đáng báo động vì chứa nhiều Natri.
-
Sức khỏe21 giờ trướcRau dền tốt nhưng một số nhóm người cần tránh ăn vì có thể gây tác dụng phụ, nếu ăn thì phải thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNgoài đau lưng, bệnh nhân suy thận có thể không muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng. Bác sĩ cảnh báo một số triệu chứng suy thận sớm người dân cần chú ý để đi khám.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMuốn có dạ dày khỏe mạnh thì chế độ ăn uống có vai trò quyết định. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và tập luyện cũng giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHiện nay cách bổ sung collagen an toàn và lành mạnh nhất là chính là thông qua các thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCô gái bang Mississippi, Mỹ, 24 tuổi, đã lấy chồng 85 tuổi, hơn cô 61 tuổi. Cô mong muốn sinh cho chồng 2 đứa con và đã đăng ký đi thụ tinh nhân tạo.
-
Sức khỏe1 ngày trướcStephen bị liệt nửa người, phải tập đi sau khi cơn đau đầu dữ dội chuyển thành đột quỵ.