- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tác hại tới cơ thể từ cách bạn dùng điện thoại
Có thể bạn không biết tư thế dùng điện thoại của bạn cũng có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cơ thể.
Bạn có thể bỏ qua tiếng chuông báo tin nhắn không? Bạn có phải là người nhắn tin nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp?
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, 90% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng điện thoại di động và 80% trong số đó dùng điện thoại để nhắn tin.
Trung bình mỗi ngày một người gửi và nhận 50 tin nhắn, như vậy bạn sẽ gửi và nhận khoảng 2,19 tỷ tin nhắn mỗi năm. Đó còn chưa tính đến thời gian bạn dùng điện thoại vào những mục đích khác như nói chuyện điện thoại, lướt web hay trải nghiệm vô vàn các ứng dụng. Hẳn bạn sẽ thấy nhu cầu và tần suất sử dụng điện thoại của con người thật khủng khiếp.
Tuy nhiên, tư thế khi nhắn tin và sử dụng điện thoại lại đem tới những ảnh hưởng "không tốt đẹp gì" cho cơ thể bạn.
Bạn sẽ mô tả tư thế nhắn tin qua điện thoại của bạn như thế nào? Nghiêng người về phía trước, đầu hơi cúi xuống, lưng hơi cong và các đốt ngón tay thì được vận dụng để cầm và bấm phím?
Hoặc bạn có thể thấy được tư thế nhắn tin và sử dụng điện thoại của đa số mọi người qua hình ảnh sau:
Các nghiên cứu cho thấy tư thế như thế hoặc tương tự như thế sẽ đem lại những ảnh hưởng xấu tới một số bộ phận trên cơ thể.
![]() |
Bàn tay
Trước tiên là bàn tay và các ngón tay giữ điện thoại, các ngón tay lại ở trạng thái co khụm lại, cong trong thời gian dài. Điều này sẽ gây ra các chấn thương như viêm gân hoặc tê bàn tay.
Vì thế khi dùng điện thoại bạn nên thường xuyên làm các động tác để co giãn bàn tay và các ngón tay.
Ngón tay cái
Ngón cái có thể nói là ngón được sử dụng nhiều nhất trong 5 ngón tay. Ảnh hưởng tới ngón cái không hẳn là một chấn thương; nhưng khi cầm nắm điện thoại sẽ làm hẹp sợi dây gân co.
Ngón cái là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất so với 4 ngón còn lại do nó không linh hoạt như các ngón khác, vì thế khi nhắn tin hoặc chơi game... quá lâu sẽ thấy đau và đôi khi còn nghe thấy tiếng "khập" ở khu vực tiếp nối giữa ngón cái và cổ tay. Chức năng cầm nắm của ngón cái cũng bị giảm đi.
Giải pháp cho bạn: Thay vì nhắn tin thủ công bằng tay, hãy sử dụng các chức năng gửi tin nhắn thoại để giảm bớt tần suất dùng ngón cái.
Đau cổ và đau lưngTheo nghiên cứu năm 2014 của bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình Kenneth Hansraj, tư thế cúi đầu xuống khi dùng điện thoại gây ra áp lực nguy hiểm lên cột sống. Đầu của người trưởng thành nặng khoảng 4,5 - 5,4 kg, vì thế khi bạn cúi đầu hoặc đưa đầu về phía trước sẽ tạo ra áp lực lên tới 27kg ở góc 60 độ. Điều này dẫn đến hiện tượng đau cổ và đau lưng.
Vì thế hãy giơ cao điện thoại lên ngang tầm vai bạn để không gặp vấn đề đau cổ và lưng.
Vấn đề về hô hấp
Tư thế cong người gây cản trở hô hấp. Đầu cúi, vai cong sẽ khiến hơi thở nặng nề và khó khăn hơn. Không chỉ vậy xương sườn của bạn cũng không cử động đúng với tư thế này và làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động chức năng của phổi và tim. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nhiều người nín thở hoặc thở gấp hơn khi nhắn tin bằng điện thoại hoặc dùng máy tính, điều này có thể làm tăngstress và tăng nhịp tim.
Để phòng tránh và giảm những vấn đề về hô hấp bạn nên tạo cho mình thói quen hít thở chậm, sâu và nghỉ ngơi sau mỗi giờ sử dụng điện thoại hay máy tính nhé.
Theo Phụ nữ TP.HCM
- Sức khỏe48 phút trướcKhi biết mình bị mắc ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa da và khô mắt, cô Lưu (32 tuổi, ở Trung Quốc) đã suy sụp hoàn toàn vì không nghĩ mình mắc trọng bệnh khi ở tuổi còn quá trẻ.
- Sức khỏe3 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe4 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe7 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe7 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe8 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe19 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe20 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe22 giờ trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Sức khỏe1 ngày trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.