Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Tai biến mạch máu não, hay phổ biến hơn là đột quỵ, là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu nuôi não đột ngột giảm mạnh.

Tai biến mạch máu não, hay phổ biến hơn là đột quỵ, là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu nuôi não đột ngột giảm mạnh.

Tai biến mạch máu não gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là khả năng phục hồi sau đột quỵ là vô cùng thấp.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (CBA) là thuật ngữ y khoa của đột quỵ. Nó xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm hẳn lượng máu, khiến mất đi các mô não chứa oxy và dinh dưỡng. Do đó, chỉ trong một vài phút ngắn ngủi, các tế bào não bắt đầu chết dần.

Đây là một trường hợp y tế cần được cấp cứu ngay lập tức. Việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hành động sớm có thể giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn.

Tin tốt là các trường hợp đột quỵ do tai biến có thể được điều trị và ngăn ngừa. Số lượng người tử vong do tình trạng này đang giảm đi đáng kể.

Các loại tai biến mạch máu não

Có hai loại tai biến chính xảy ra với mạch máu não, đó là:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tắc nghẽn mạch máu

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra phổ biến nhất, khi một hoặc nhiều cục máu đông chặn mạch máu, ngăn máu và oxy tiếp cận não. Có hai cách để chúng diễn ra:

- Đột quỵ xuất huyết: Khi cục máu đông hình thành trong cơ thể và di chuyển đến mạch máu trong não.

- Đột quỵ huyết khối: Khi cục máu đông hình thành ngay trong não bộ.

Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất-1

Tắc nghẽn mạch máu.

Đột quỵ do xuất huyết khi vỡ mạch máu

Cơn đột quỵ này xuất hiện khi mạch máu bị vỡ, xuất huyết và ngăn ngừa máu tới não. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kì mạch máu nào trong não hoặc trong màng bao quanh não.

Triệu chứng tai biến mạch máu não

Theo dõi sát sao các dấu hiệu và triệu chứng này nếu bạn nghĩ bản thân bạn hoặc người xung quanh có thể mắc phải. Chú ý đặc biệt ngay từ khi chúng mới xuất hiện, bởi triệu chứng kéo dài càng lâu thì càng khó điều trị.

- Gặp khó khăn khi nghe nói hoặc nhận biết: Bạn sẽ bị bối rối khi nói năng, lắng nghe hoặc nhận biết vấn đề đang xảy ra xung quanh.

- Tê liệt ở mặt, chân hoặc tay: Các chi yếu dần hoặc tê liệt đột ngột, thường xảy ra ở 1 bên cơ thể. Những lúc như vậy, hãy cố gắng giơ cả hai tay lên đầu cùng một lúc. Nếu một cánh tay rơi xuống, bạn có thể bị đột quỵ. Ngoài ra, một bên miệng sẽ không nâng lên khi bạn mỉm cười.

- Gặp khó khăn khi nhìn (bằng cả 1 hoặc 2 mắt): Thị lực giảm đột ngột hoặc hoa mắt, xuất hiện nhiều hình ảnh trùng lặp hay ảo giác là dấu hiệu của tai biến mạch máu não.

- Đau đầu: Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hay thay đổi ý thức cho thấy bạn đang gặp tai biến.

- Gặp khó khăn khi đi bộ: Bạn sẽ vấp ngã, chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc các cử động không phối hợp ăn ý.

Nguyên nhân tai biến mạch máu não

Khoảng 80% các cơn tai biến mạch máu não xảy ra do đột quỵ thiếu máu cục bộ. Chúng hình thành khi các động mạch tới não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng. Các loại đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến nhất gây ra tai biến mạch máu não là:

Đột quỵ do huyết khối

Xảy ra khi một cục máu đông hình thành ở một trong các động mạch cung cấp máu cho não. Máu đông được tạo ra bởi các mảng bám béo tích tụ trong động mạch và làm giảm lưu lượng máu (xơ vữa động mạch) hoặc các tình trạng khác cho động mạch.

Đột quỵ do xuất huyết

Xảy ra khi một mạch máu rong não bị xuất huyết hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do nhiều tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm:

- Tăng huyết áp không kiểm soát;

 - Sử dụng quá liều thuốc chống đông máu;

- Chứng phình động mạch;

- Động mạch dị dạng.

Các loại đột quỵ do xuất huyết là:

- Xuất huyết nội sọ: Vỡ mạch máu trong não, khiến máu tràn vào mô não và khu vực xung quanh, làm tổn thương các tế bào não, khiến chúng bị thiếu máu và hư hại.

- Xuất huyết dưới màng nhện: Động mạch trên hoặc gần bề mặt não vỡ ra, tràn vào khoảng trống giữa bề mặt não và sọ. Tình trạng này thường xảy ra do sự bùng nổ của chứng phình động mạch. Sau khi xuất huyết, các mạch máu có thể mở rộng hoặc thu hẹp thất thường, gây tổn thương tế bào não bằng cách hạn chế lưu lượng máu.

Đôi khi nó được gọi là “cơn đột quỵ nhỏ”, là một khoảng thời gian xuất hiện tạm thời các riệu chứng tương tự như khi bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân chính gây ra TIA là việc giảm lượng máu cung cấp tạm thời, kéo dài trong ít nhất 5 phút.

Điều trị tai biến mạch máu não

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ sử dụng những công cụ chuyên dụng để kiểm tra toàn thân, kiểm tra sức mạnh, phản xạ, thị lực, ngôn ngữ và giác quan của bạn.

Tiếp đó là kiếm tra âm thanh trong mạch máu ở cổ, cho biết lưu lượng máu bất thường.

Cuối cùng là kiểm tra huyết áp, nếu quá cao tức là bạn đã bị tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, một số thủ tục khác cũng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân và xác định vị trí gây đột quỵ như:

- Xét nghiệm máu;

- Chụp động mạch;

- Siêu âm động mạch cảnh;

- Chụp CT;

- Chụp MRI;

- Siêu âm tim;

- Điện tâm đồ.

Điều trị

Điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào loại đột quỵ xảy ra, ví dụ như mục tiêu điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ là khôi phục lại lưu lượng máu, điều trị đột quỵ do xuất huyết là kiểm soát sự chảy máu.

- Đột quỵ thiếu máu cục bộ:

+ Sử dụng thuốc đông máu/ loãng máu;

+ Sử dụng aspirin để ngăn ngừa đột quỵ lần tiếp theo;

+ Tiêm thuốc vào não;

+ Loại bỏ tắc nghẽn bằng thủ thuật.

- Đột quỵ xuất huyết:

+ Sử dụng thuốc làm giảm áp lực trong não;

+ Phẫu thuật để loại bỏ máu dư thừa;

+ Phẫu thuật để sửa chữa mạch máu bị vỡ.

Phục hồi

Thời gian phục hồi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng khi đột quỵ. Bệnh nhân có thể phải tham gia phục hồi chức năng, bao gồm liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp vật lí trị liệu, làm việc với nhà thần kinh học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

Triển vọng dài hạn sau một cơn đột quỵ phụ thuộc vào một vài yếu tố:

- Loại đột quỵ;

- Phần trăm thiệt hại của bộ não;

- Thời gian được can thiệp y tế;

- Sức khỏe tổng thể.

Triển vọng dài hạn sau đột quỵ thiếu máu cục bộ thường tốt hơn sau khi bị đột quỵ do xuất huyết.

Các biến chứng thường gặp do tai biến mạch máu não bao gồm gặp khó khăn trong việc nói, nhai nuốt, di chuyển hoặc suy nghĩ. Chúng sẽ cải thiện qua nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau khi bị đột quỵ.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, bao gồm tiểu đường, rung âm nhĩ và huyết áp cao.

Tương ứng như vậy, cũng có nhiều biện pháp bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa đột quỵ. Các biện pháp này có chức năng tương tự để ngăn ngừa bệnh tim. Dưới đây là một số cách để giảm rủi ro mắc tai biến mạch máu não dành cho bạn:

- Duy trì huyết áp khỏe mạnh;

- Hạn chế chất béo bão hòa và lượng cholesterol hấp thụ;

- Không hút thuốc và uống rượu;

- Kiểm soát bệnh tiểu đường;

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Tập thể dục thường xuyên;

- Chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây;

- Sử dụng thuốc kê toa có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ nếu bạn cảm thấy mình đang có nguy cơ.

Theo Khám phá


tai biến mạch máu não


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.