Tai nạn sinh hoạt khiến nam thanh niên phải đi cấp cứu với ngón tay biến dạng

Nam thanh niên 18 tuổi được đưa đi cấp cứu sau khi bàn tay phải bị cuốn vào máy xay thịt gây ra vết thương dập nát, có ngón gần đứt rời, mất dấu hiệu tuần hoàn ở đầu chi.

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu. Ba ngón tay bệnh nhân tổn thương nặng nề, trong đó đốt 3 ngón III tổn thương nặng nhất, các mạch chính nuôi ngón bị đứt, không có dấu hiệu tuần hoàn ở đầu chi, gần đứt rời khỏi bàn tay.

Các bác sĩ trực cấp cứu hội chẩn cùng bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình đánh giá tình trạng tổn thương, quyết định nối lại ngón tay đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu cho bệnh nhân nhanh chóng được đưa ra. 

Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng, thực hiện nối vi phẫu bằng cách khâu nối chỉ, kết xương và nối gân duỗi ngón II và ngón IV. Ca phẫu thuật đã nối thành công phần chi thể đứt rời.

Bảy ngày sau, bệnh nhân được xuất viện và đã tái khám 2 lần tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Hiện tại ngón tay được nối bắt đầu có cảm giác, đã tháo phương tiện kết hợp xương, không còn đau nhức. Bệnh nhân được tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cho đốt ngón tay sau khâu nối.

Vi phẫu thuật nối lại các chi thể đứt rời là phẫu thuật khó. Trước đây, với những tổn thương dạng này, phần lớn phải làm mỏm cụt, nhưng phần mỏm cụt sẽ ngắn lại hoặc chuyển vạt che phủ để giữ chiều dài ngón tối đa. Điều này dù không ảnh hưởng nhiều đến chức năng ngón tay nhưng thường làm giảm chất lượng sống, mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi sử dụng các vật dụng sắc nhọn để chặt, băm và phải đảm bảo an toàn. Nếu không may xảy ra tai nạn, cần nhanh chóng bảo quản phần chi đứt rời đúng cách, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân và chi thể đến bệnh viện để được xử trí.

Cách bảo quản chi thể bị đứt rời

- Phần trung tâm chi thể đứt: Băng ép vết thương.

- Với phần chi đứt lìa (phần ngoại vi): Cầm nắm nhẹ, rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất.

- Phần chi thể đứt rời cần bảo quản trong tấm vải sạch ẩm, đặt trong túi nylon, buộc kín túi và đặt trong nước đá (không được để phần chi thể đứt rời tiếp xúc trực tiếp đá lạnh, gây bỏng).

Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời. Nên dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương. 

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/tai-nan-sinh-hoat-khien-nam-thanh-nien-phai-di-cap-cuu-voi-ban-tay-bien-dang-2296520.html

ngón tay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.