- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao trẻ em lại mắc sùi mào gà?
Thứ ba, 18/07/2017 07:19
Nếu không được điều trị dứt điểm, sùi mào gà ở trẻ em sẽ tái phát, thậm chí tiến triển ung thư và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của các bé.
Nếu không được điều trị dứt điểm, sùi mào gà ở trẻ em sẽ tái phát, thậm chí tiến triển ung thư và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của các bé.
Thông tin gần 40 bé trai ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên nghi mắc sùi mào gà sau điều trị hẹp bao quy đầu tại phòng khám tư khiến nhiều người lo lắng. Trong hai tháng gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận và điều trị cho 1.560 bệnh nhân mắc sùi mào gà. Trong đó, số lượng bệnh nhi là 59 bé, tất cả đều dưới 15 tuổi.
Biểu hiện khi trẻ mắc sùi mào gà
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sùi mào gà là do HPV - một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.
Biểu hiện của bệnh là tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ).
Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và thân dương vật. Với bé gái, bệnh có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.

PGS.TS Lê Hữu Doanh, phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương . Ảnh: HQ.
Con đường lây bệnh
PGS Doanh cho biết nếu sùi mào gà ở người lớn đa phần là do lây truyền qua con đường tình dục, còn trẻ thường mắc bệnh khi lây từ người chăm sóc trực tiếp.
Tại bệnh viện, nhiều trường hợp được phát hiện lây trực tiếp từ bố mẹ. Bệnh cũng tự lây truyền từ tổn thương do HPV gây ra ở vùng niêm mạc hoặc da, truyền từ mẹ bị nhiễm HPV sinh dục trong quá trình sinh nở. Đặc biệt, trẻ có thể mắc sùi mào gà do lây nhiễm từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV, hoặc can thiệp y tế (như chít hẹp bao quy đầu) không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Mối nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
Theo PGS Doanh, trẻ mắc sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.
Để điều trị cho trẻ, các bác sĩ sẽ dùng thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, điều trị sùi mào gà ở trẻ em bằng thuốc bôi có tỷ lệ tái phát khá cao.
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh, laser, cắt bỏ tổn thương. Những biện pháp này sẽ gây đau và trong một số trường hợp để lại các sang chấn tâm lý cho bệnh nhi. Trẻ thường khó hợp tác nên bác sĩ sẽ phải tiến hành gây tê, gây mê.
“Virus gây bệnh sùi mào gà có nhiều loại, trong đó có một số type có nhiều nguy cơ gây ung thư hơn. Vì vậy, việc điều trị phải triệt để, theo dõi thường xuyên, nếu xuất hiện tổn thương, bệnh nhi phải quay lại điều trị ngay”, PGS Doanh nhấn mạnh.
Chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ nên lưu ý khi con có những vết phồng rộp hoặc bất thường ở cơ quan sinh dục cần phải đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Thông tin gần 40 bé trai ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên nghi mắc sùi mào gà sau điều trị hẹp bao quy đầu tại phòng khám tư khiến nhiều người lo lắng. Trong hai tháng gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận và điều trị cho 1.560 bệnh nhân mắc sùi mào gà. Trong đó, số lượng bệnh nhi là 59 bé, tất cả đều dưới 15 tuổi.
Biểu hiện khi trẻ mắc sùi mào gà
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sùi mào gà là do HPV - một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.
Biểu hiện của bệnh là tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ).
Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và thân dương vật. Với bé gái, bệnh có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.

PGS.TS Lê Hữu Doanh, phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương . Ảnh: HQ.
Con đường lây bệnh
PGS Doanh cho biết nếu sùi mào gà ở người lớn đa phần là do lây truyền qua con đường tình dục, còn trẻ thường mắc bệnh khi lây từ người chăm sóc trực tiếp.
Tại bệnh viện, nhiều trường hợp được phát hiện lây trực tiếp từ bố mẹ. Bệnh cũng tự lây truyền từ tổn thương do HPV gây ra ở vùng niêm mạc hoặc da, truyền từ mẹ bị nhiễm HPV sinh dục trong quá trình sinh nở. Đặc biệt, trẻ có thể mắc sùi mào gà do lây nhiễm từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV, hoặc can thiệp y tế (như chít hẹp bao quy đầu) không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Mối nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
Theo PGS Doanh, trẻ mắc sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.
Để điều trị cho trẻ, các bác sĩ sẽ dùng thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, điều trị sùi mào gà ở trẻ em bằng thuốc bôi có tỷ lệ tái phát khá cao.
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh, laser, cắt bỏ tổn thương. Những biện pháp này sẽ gây đau và trong một số trường hợp để lại các sang chấn tâm lý cho bệnh nhi. Trẻ thường khó hợp tác nên bác sĩ sẽ phải tiến hành gây tê, gây mê.
“Virus gây bệnh sùi mào gà có nhiều loại, trong đó có một số type có nhiều nguy cơ gây ung thư hơn. Vì vậy, việc điều trị phải triệt để, theo dõi thường xuyên, nếu xuất hiện tổn thương, bệnh nhi phải quay lại điều trị ngay”, PGS Doanh nhấn mạnh.
Chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ nên lưu ý khi con có những vết phồng rộp hoặc bất thường ở cơ quan sinh dục cần phải đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Theo Zing
Gửi bình luận
-
Sức khỏe9 giờ trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước, nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm phải có hành động ngay lập tức nhằm bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc.
-
Sức khỏe22 giờ trướcQuả phật thủ thường được bày bàn thờ, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, quất (tắc) có nhiều tác dụng nhưng nên dùng loại được trồng tự nhiên thay vì quả trên cây cảnh ngày Tết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là những món ăn có hàm lượng cholesterol cao mà những người bị mỡ máu nên tránh.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác món đồ chiên rán, đồ nướng được nhiều gia đình lựa chọn dịp đầu năm. Tuy nhiên, ăn chúng thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột, táo bón, đau bụng, hại lớp collagen trên da.
-
Sức khỏe2 ngày trướcVào những ngày đầu tiên của năm mới 2023, bạn hãy bổ sung cho mình 6 loại quả giàu collagen này.
-
Sức khỏe3 ngày trướcĐồ chiên rán không chỉ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột mà còn làm hại lớp collagen trên da.
-
Sức khỏe3 ngày trướcDịp Tết ăn uống thả ga với tràn ngập đồ ăn ngon rất dễ khiến chúng ta trở nên mập ú, tăng cân mất kiểm soát sau Tết. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt giúp duy trì cân nặng.
-
Sức khỏe3 ngày trướcTết là dịp đoàn viên, là những bữa cơm gia đình ấm cúng. Thế nhưng, Tết cũng là thời điểm chúng ta cần cẩn trọng hơn với ngộ độc thực phẩm.
-
Sức khỏe4 ngày trướcĐầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu là những triệu chứng khó chịu thường gặp ở đường tiêu hóa, đặc biệt vào dịp Tết do nếp sinh hoạt bị xáo trộn và ăn phải một số loại thực phẩm sản sinh ra nhiều khí khi tiêu hóa.
-
Sức khỏe4 ngày trướcVào những ngày Tết, việc ăn uống thất thường, lúc đói, lúc no. Ngoài ra việc uống nhiều rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khiến cơn đau dạ dày dễ bùng phát.
-
Sức khỏe4 ngày trướcKhông chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh, một số loại nước ép có thể cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung. Vậy bạn nên chọn loại nước ép nào?