- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tê tay, tay đau như kim châm khi thức dậy cảnh báo 4 bệnh cực nguy hiểm, nguy cơ tiểu đường cao, nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Tê tay hoặc đau như kim châm sau khi ngủ dậy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có tổn thương dây thần kinh.
Cảm thấy bàn tay tê cóng sau khi thức dậy là hiện tượng không ít người gặp phải. Trên thực tế, điều này có xu hướng xảy ra khi ngủ ở tư thế xấu, làm cản trở lưu thông máu.
Tuy nhiên, bạn có thể đang phải đối mặt với một vấn đề lớn nhiều nếu thường xuyên cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, ngón tay.
Nitin Butala, chuyên gia y khoa kiêm nhà thần kinh học ở Jacksonville, Florida cho biết, hiện tượng này còn nguy hiểm hơn khi đi kèm với những triệu chứng đáng lo ngại như tê khắp cơ thể và kéo dài cả ngày, khó cầm nắm, yếu cơ và đột ngột chóng mặt.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay sau khi thức dậy và lời khuyên đến từ chuyên gia:
Hội chứng ống cổ tay
Các ngón tay tê, ngứa ran vào ban đêm có thể liên quan đến một tình trạng sức khỏe có tên hội chứng ống cổ tay.
Eva Feldman, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư về thần kinh học tại Đại học Michigan giải thích, tê ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa thường là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép. Đây thực chất là một khoang chứa các dây chằng và xương trong lòng bàn tay.
Theo Viện Mayo, hiện tượng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi một thứ gì đó liên tục gây áp lực hoặc kích thích dây thần kinh giữa. Mọi chuyển động lặp đi lặp lại liên quan đến việc gập cổ tay thường xuyên như sử dụng chuột hoặc các công cụ cầm nắm khoảng 9 tiếng một ngày đều có thể gây ra hoặc góp phần dẫn tới các vấn đề trong ống cổ tay.
Chuyên gia Eva cho biết, tê tay thường đi kèm với ngứa ran và trong một số trường hợp nghiêm trọng, các ngón tay sẽ bị yếu đi.
Ngoài việc xoa bóp tay, cổ tay trước khi ngủ và sau khi thức dậy để giảm tê, bạn có thể cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Một số người đã sử dụng nẹp cổ tay để giữ cho bộ phận này không bị cong. Trong trường hợp cần thiết, bạn cũng cần tiêm steroid và phẫu thuật nhằm giải phóng dây thần kinh trong ống cổ tay.
Dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị tổn thương
Ngoài dây thần kinh giữa, các dây thần kinh khác bị chèn ép hoặc tổn thương cũng có thể khiến bàn tay và ngón tay mất cảm giác.
Trên thực tế, theo Sleep Foundation, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tê một tay là do dây thần kinh Ulnar, chạy từ khu vực khuỷu tay đến các ngón tay, bị chèn ép. Chuyên gia Eva giải thích, hiện tượng này có thể xuất hiện nếu bạn dồn quá nhiều áp lực lên khuỷu tay hoặc cổ tay khi ngủ. Tê bì thường ảnh hưởng tới ngón út và các ngón giữa.
Mặc dù hiếm gặp, tổn thương dây thần kinh hướng tâm cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Chúng chạy dọc từ cánh tay, cẳng tay đến cổ tay. Khi dây thần kinh hướng tâm bị chèn ép hoặc tổn thương, bạn có thể cảm thấy bất thường ở mu bàn tay hoặc ngón tay cái. Mất khả năng co duỗi ngón tay hoặc uốn cong cổ tay sẽ xảy ra trong trường hợp nghiêm trọng.
Cách khắc phục tình trạng này là tập ngủ theo một tư thế hợp lý, không gây áp lực hoặc căng thẳng cho cánh tay. Ví dụ, nếu tay bị tê khi ngủ nghiêng, bạn hãy tránh nằm đè lên cánh tay và uốn cong cổ tay. Tương tự như vậy, những người nằm ngửa cũng nên bỏ thói quen gác tay lên trán. Chuyên gia Eva khuyên, hãy để tay hai bên để giảm chèn ép dây thần kinh.
Nếu điều chỉnh tư thế ngủ vẫn không đem lại hiệu quả, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và dùng nẹp ở cổ tay hoặc khuỷu tay khi cần thiết.
Thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài tê tay, thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn tới các hiện tượng khác như giảm khả năng phối hợp, đi lại khó khăn, mất kiểm soát bàng quang và đường ruột.
Theo Viện Mayo, ngón tay mất cảm giác có thể là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ, một tình trạng sức khỏe làm mòn các đĩa đệm đốt sống cổ và xảy ra khi lão hóa. Trên thực tế, thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng đến 85% những người trên 60 tuổi.
Viện Mayo đã chỉ ra, trong khi nhiều người không nhận thấy các triệu chứng, một số khác lại bị đau và cứng cổ, đi kèm với ngứa ran, tê và yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân. Nguyên nhân là do tình trạng này làm tăng áp lực lên tủy sống, từ đó khiến các dây thần kinh bị chèn ép.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, họ có thể kê các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid hoặc thậm chí là thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm nhằm giảm đau và viêm.
Hội chứng lối thoát ngực
Hội chứng lối thoát ngực là một tình trạng rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi các mạch máu hoặc dây thần kinh nằm ở khu vực giữa xương sườn đầu tiên và xương đòn bị chèn ép.
Theo chuyên gia Nitin, hầu hết những người gặp phải hội chứng lối thoát ngực bị chấn thương cổ. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào dây thần kinh hoặc mạch máu bị chèn ép. Ngoài tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, một số dấu hiệu khác bao gồm đau hoặc nhức mỏi cổ, vai, tay, dễ mỏi tay khi hoạt động, lạnh tay, đau nhói gần xương đòn.
Ngoài dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Theo Viện Mayo, thực hiện các bài tập tăng cường và kéo căng cơ vai có thể giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh.
Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác
Tê tay sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu một vấn đề sức khỏe mãn tính nghiêm trọng. Ví dụ, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 dễ phải đối mặt với tình trạng tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh.
Hơn nữa, một số tình trạng viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm các mô, lớp niêm mạc xung quanh dây chằng ở cổ tay, tạo áp lực lên dây thần kinh giữa và góp phần dẫn tới hội chứng ống cổ tay.
Cách khắc phục tình trạng này là nói chuyện với bác sĩ. Nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn có thể loại bỏ hoặc giảm cảm giác tê và ngứa ran ở tay chỉ sau một thời gian ngắn.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐể bảo vệ trẻ khỏi biến chứng của bệnh tay chân miệng, mỗi phụ huynh nên nâng cao cảnh giác phòng bệnh. Đồng thời, cần có đầy đủ kiến thức để phát hiện và xử trí kịp thời khi con mắc bệnh.
-
Sức khỏe8 giờ trướcSau khi virus này xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, cơ hội sống sót của bệnh nhân gần như bằng 0. Chính vì thế, nó được coi là virus có tỷ lệ tử vong nhiều nhất thế giới.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĐể gan khỏe mạnh, đảm bảo chức năng trong cơ thể, các chuyên gia khuyên nên bổ sung những món ăn, thức uống có công dụng làm sạch gan, dưỡng gan.
-
Sức khỏe13 giờ trướcChắc hẳn khi nghe những thay đổi tuyệt vời cho sức khỏe lẫn vóc dáng, làn da, chị em sẽ không thể chần chừ bỏ qua loại nước lành mạnh này trong chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhằm lấy lòng hoàng đế và củng cố địa vị, các phi tần xưa không ngại tìm đến các phương thuốc "xuân dược" đặc biệt, nhằm giúp họ trẻ mãi không già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo báo cáo mới nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu nhận định số ca mắc viêm gan bí ẩn tăng đột ngột, vượt mốc 600. Ít nhất 31 quốc gia phát hiện ca bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐến nay cả nước đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, 01 trường hợp tử vong, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây... Do đó, các địa phương cần tăng cường phòng chống dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhững hậu quả đau lòng này sẽ khiến cha mẹ một lần nữa thức tỉnh vì thực sự chẳng ai muốn con mình dậy thì sớm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNguyên liệu để làm ra một cốc nước tía tô đỏ không chỉ cần tía tô, hay đường mà còn cần thêm: Nước giấm táo.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMột người đàn ông bị máy cắt bánh tráng cắt đứt lìa 2 ngón tay được các bác sĩ tập trung tỉ mẩn nhiều giờ nối lại thành công.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 20/5, ghi nhận 1.587 ca mắc COVID-19 tại 51 tỉnh, thành phố; có 7.151 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhững sự thay đổi xuất hiện trên bàn tay có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thận.