- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Teo não, hại gan vì nhịn tinh bột để giảm cân
Khi bạn nhịn tinh bột, các tế bào trong cơ thể bị bỏ đói và dễ bị tổn thương.
Trào lưu giảm cân bằng việc cắt giảm chất bột đường hoặc kiêng hoàn toàn (low carb) với hàng nghìn công thức trên mạng hiện được nhiều chị em áp dụng với mong ước dáng đẹp, eo thon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một chế độ ăn mất cân bằng về dinh dưỡng chắc chắn sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
![]() |
Rất nhiều người chọn chế độ low-carb để giảm cân. Ảnh: Shutterstock/Dejan Stanisavljevlc. |
PGS.TS, Đại tá Hồ Bá Do, Học viện Quân Y, Phó viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam, cho hay chế độ ăn low-carb bắt nguồn từ công trình nghiên cứu tiến sĩ của một người học ngành bách khoa, tại Nga.
Người này đã đưa ra lập luận rằng người tiền sử sống chủ yếu sống bằng săn bắn, ăn thịt nên cơ thể rất khỏe, săn chắc. Ngày nay, con người ăn quá nhiều bột đường (gạo, bánh mì, bún…) nên dễ bị béo phì và yếu đi. Do đó, để giảm cân và bảo vệ sức khỏe, con người nên ăn ít tinh bột hơn.
Tuy nhiên, TS Do cho biết lập luận này không vững vì chưa nói rõ được người tiền sử đã ăn bao nhiều thịt và tuổi thọ là bao nhiêu.
“Ăn nhiều thịt có thể bổ sung tốt dinh dưỡng nhưng tác dụng phụ lại rất lớn. Nó tạo ra môi trường axit trong cơ thể, tạo điều kiến cho các tế bào lạ phát triển, đồng thời làm cho nồng độ cholesterol xấu tăng”, TS Do nói.
Theo đó, ăn low-carb trong một vài tháng đầu có thể giúp giảm cân nhưng về lâu dài, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng. Các tế bào trong cơ thể bị bỏ đói quá lâu sẽ dẫn tới bị thương tổn, cùng với tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến gan.
Bên cạnh đó, cơ thể bị đói năng lượng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, có thể gây teo não.
Lý giải thêm về chế độ ăn kiêng hoàn toàn chất bột đường gây hại cho gan và não, TS Do cho biết: “Gan chuyển hóa đường từ thức ăn (gạo, mì, hoa quả). Khi gan không có đường sẽ buộc phải huy động mỡ để thay thế. Mỡ dồn về gan nhiều, tích tụ trong tế bào sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Không có chất bột đường khiến lượng đường trong máu thấp, làm tăng phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều đó khiến tình trạng axit béo trong máu và gan cao”.
Chế độ ăn cắt giảm tinh bột còn có thể gây ra tình trạng thiếu viatmin, làm cho mỡ biến tính làm tăng những bệnh lý nặng về gan.
Theo TS Do, cắt giảm một phần chất bột đường để giảm cân là đúng nhưng kiêng tuyệt đối lại rất nguy hiểm. Thậm chí, người có bệnh lý như tiểu đường cũng không được kiêng tuyệt đối chất bột đường, vì cơ thể vẫn cần phải có một lượng chất bột đường nhất định để sinh năng lượng cho các hoạt động. Người ăn kiêng vẫn phải đảm bảo có 100 kcal/ngày.
Ông cũng khuyến cáo thêm ngoài điều chỉnh chế độ ăn, chúng ta còn phải kết hợp với tập luyện để công cuộc giảm cân đem lại hiệu quả.
- Sức khỏe11 giờ trướcCăn bệnh ung thư da đầu không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp, và vì xảy ra ở vùng đầu nên dễ di căn vào não gây nguy cơ tử vong cao.
- Chiều 24/2 có thêm 9 ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương, đều trong khu vực đã được phong toả và cách lySức khỏe12 giờ trướcChiều 24/2, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 9 ca mắc mới (2404-2412) tại Hải Dương.
- Sức khỏe15 giờ trướcBệnh nhân 79 tuổi mắc Covid-19 có tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện phổi Đà Nẵng do có nhiều bệnh lý nền.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcChủng virus Sars-CoV-2 ở 3 ca dương tính vừa phát hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khả năng lây nhiễm rất nhanh, trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
- Sức khỏe16 giờ trướcGiải trình tự gene chuyên gia người Nhật Bản (bệnh nhân 2229) cho thấy chủng virus này lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, lưu hành chủ yếu ở Hàn Quốc, Sirilanca, Đài Loan và Ấn Độ.
- Sức khỏe20 giờ trướcNgoài bệnh nhân 2402, 2403 liên quan ổ dịch Công ty TNHH điện tử Poyun (TP Chí Linh), Hải Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nghi nhiễm là người phụ nữ bán hàng ở chợ.
- Sức khỏe21 giờ trước10h sáng nay (24/2), lô vắc xin AstraZeneca đầu tiên sẽ về tới sân bay Tân Sơn Nhất, sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch.
- Sức khỏe23 giờ trướcHiện họ được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 - Trung tâm Y tế TP Chí Linh.
- Sức khỏe1 ngày trướcSau khi uống khoảng 100 ml dầu thắp đèn, bé gái lừ đừ, thở mệt, môi tái nhợt. Phát hiện sự việc, người mẹ lập tức móc họng cho bé ói rồi đưa đi cấp cứu.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 18h ngày 23/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc mới, trong đó Hải Dương có 5 ca, Quảng Ninh 1 ca.
- Sức khỏe1 ngày trướcCơ quan chức năng tỉnh Hải Dương vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp nghi mắc COVID-19 là cụ ông 75 tuổi trú tại TP. Hải Dương.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa phẫu thuật thành công cho bé gái một ngày tuổi có khối u ổ bụng to, rất hiếm gặp.