- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thấy 4 bất thường khi đại tiện, nên tầm soát ung thư sớm
Những bất thường về đại tiện có thể phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư nhưng lại thường bị xem nhẹ.
Từ xa xưa, việc ghi chép bất thường khi đại tiện, đặc điểm của phân đã là phương pháp đánh giá sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại quá bận rộn với nhiều thay đổi khiến rất ít người có thói quen tự theo dõi sức khỏe thông qua tình trạng đại tiện. Trong khi đó, việc làm đơn giản này có thể giúp chúng ta phát hiện sớm rất nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư, nhất là các khối u đường tiêu hóa.
Vì vậy, nếu phát hiện bản thân có 1 trong 5 bất thường dưới đây, tốt nhất hãy sớm đi tầm soát ung thư để không bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất nhé!
1. Tiêu chảy bất thường
Khi bị tiêu chảy, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc rối loạn tiêu hóa do ăn uống không hợp vệ sinh. Nhưng theo bác sĩ Lý Bình Huân - Trưởng khoa phẫu thuật tại Bệnh viện Tucheng Changgung (Đài Loan, Trung Quốc), nguyên nhân gây ra tiêu chảy có thể không nằm ở thực phẩm mà do hệ thống tiêu hóa có vấn đề.
Ông giải thích, tiêu chảy chỉ trạng phân lỏng, có nước, khó kiểm soát và bị gấp khi đại tiện. Thường xảy ra khi ăn đồ ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, đồ quá lạnh… và có thể tự khỏi bằng điều chỉnh chế độ ăn uống hay nhanh chóng thuyên giảm khi dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài trên 5 ngày liên tục hay thường xuyên bị tái đi tái lại trong thời gian ngắn thì nên tới bệnh viện kiểm tra. Nhất là nếu bạn ăn chín, uống sôi mà vẫn thường xuyên bị tiêu chảy, tình trạng tiêu chảy đến ngay mỗi khi vừa ăn xong. Bởi vì rất có thể bạn đang phải đối mặt với viêm đại tràng, viêm ruột, bệnh truyền nhiễm, hoặc ung thư đại tràng, ung thư ruột, ung thư dạ dày.
2. Màu sắc phân thay đổi
Sự thay đổi màu sắc trong phân có liên quan đến tình trạng viêm ruột, chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Nặng hơn nữa là bệnh lỵ trực trùng, 1 loại nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính hay thậm chí là ung thư.
Trong đó, bác sĩ Lý nhấn mạnh rằng có 3 kiểu thay đổi màu sắc phân cần đặc biệt chú ý vì có khả năng cao là triệu chứng của ung thư. Đầu tiên là phân có màu trắng hoặc hơi xám. Điều này có thể báo hiệu rối loạn gan, túi mật hoặc tuyến tụy và đặc biệt là ung thư gan.
Thứ hai là phân màu đỏ. Đây có thể là dấu hiệu của chảy máu trực tràng hoặc các bệnh lý như trĩ, nứt hậu môn, bệnh viêm ruột, loét hay thậm chí là ung thư ruột kết, ung thư dạ dày. Thứ ba là khi phân chuyển sang màu đen. Lúc này tốt nhất hãy đi tầm soát ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt.
3. Phân loãng hơn hoặc luôn dính vào bồn cầu
Hầu hết chúng ta ít khi chú ý đến đặc tính của phân khi đại tiện mặc dù thường vô thức nhìn lại phân của mình sau khi đi vệ sinh. Đây là một sự thật thú vị được nhiều chuyên gia về tiêu hóa và hành vi học chỉ ra. Bác sĩ Lý cũng nhắc nhở rằng đây là thói quen tốt, giúp sớm phát hiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Ảnh minh họa
Ông cho biết, thông thường phân thải ra sẽ đặc quánh, nhưng bỗng thấy phân lỏng thì có khả năng bạn đang có vấn đề đường ruột. Hãy cẩn thận với polyp hoặc khối u dạ dày, đường ruột. Vì khối u ở đoạn ruột tắc nghẽn sẽ tiếp tục bài ra ruột già, ảnh hưởng qua phân bình thường, do đó phân trở nên lỏng hơn.
Còn nếu phân đột nhiên dễ bị dính vào bồn cầu, xả nước khó trôi thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề ở ruột kết, thậm chí là ung thư ruột kết. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng chỉ là rối loạn đường ruột do ăn uống, căng thẳng quá mức, nóng bức, lượng hormone bất thường.
4. Có máu trong phân và khó đại tiện
Chúng ta thường coi việc khó đi vệ sinh, có máu khi đại tiện là dấu hiệu của táo bón hoặc bệnh trĩ, tuy nhiên nó cũng có thể là ung thư. Phổ biến nhất là ung thư đại trực tràng.
Ảnh minh họa
Nếu triệu chứng đại tiện khó kéo dài, kèm theo tình trạng căng phồng hậu môn, muốn đi đại tiện mà không kéo ra được, đau khi rặn thì khả năng cao là ung thư trực tràng. Còn bệnh trĩ thì đại tiện ra phân có máu nhưng thường không đau, hậu môn ngứa hoặc sưng và dễ nhận biết hơn khi có búi trĩ sa ra ngoài.
Tỷ lệ mắc bệnh trĩ và ung thư trực tràng là tương đương nhau, triệu chứng giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, chảy máu do ung thư trực tràng là hiện tượng chảy máu cũ, một khi phân cọ xát với mô ung thư sẽ dễ gây chảy máu. Nên máu sẽ có màu đậm hơn, đồng thời hình thái phân sẽ thay đổi về cả màu sắc, độ lỏng và khó tránh khỏi những cơn đau bụng kéo dài.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe11 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.