- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chỉ cần thêm chút gia vị này vào nước cam, cơ thể đang mệt liền khỏe lại
Quả cam giúp cơ thể giữ lâu vẻ tươi trẻ, rạng rỡ của làn da, giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm cân, tốt cho trí não… Tuy là vị thuốc, dưỡng chất tốt nhưng một số người cần cảnh giác với cam và có những cấm kị tuyệt đối khi ăn/uống nước cam.
Lợi ích của cam
Quả cam giàu dưỡng chất, nhất là vitamin C, chất xơ, glucose, acid citric, kali, canxi, natri, sắt, carotene… nên là món hoa quả, đồ uống được dùng hàng ngày, nhiều trẻ em cũng được uống 1 cốc nước cam/ngày. Nhiều chị em thích uống nước cam chỉ vì 1 ly nước cam/ngày giúp ngăn ngừa lão hóa da, da sáng đẹp tự nhiên, tóc chắc khỏe, ngừa rụng tóc, bạc tóc sớm...
Quả cam rất gần gũi với mọi người. Ảnh minh họa.
Theo PGS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào da, thanh lọc cơ thể, mang lại làn da tươi sáng rạng rỡ nhờ kích thích hoạt động các mô trên da, đẩy mạnh tế bào chết và tái tạo tế bào mới cho da.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vitamin C trong cam giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng, kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm cân, tốt cho trí não, hỗ trợ thị lực, giảm bớt độ cận và ngăn ngừa mắt yếu đi... Các loại vitamin khác có trong cam cũng sẽ giúp ngăn chặn phát triển và trung hòa các gốc tự do có thể gây ra ung thư.
Quả cam là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhanh lành vết thương…
Nước cam còn giúp giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan, ruột kết, giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện tuần hoàn máu, nhanh lành vết thương.
Uống 1 ly nước cam/ngày còn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được bệnh thời khí phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm.
Nếu cơ thể mệt mỏi thì cho thêm chút muối vào cốc nước cam để tăng cường thể lực và hồi phục nhanh chóng.
Ăn cam giúp hạn chế thói quen ăn vặt, cơ thể luôn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng... nhất là với người mới chơi thể thao, người mới ốm dây, người có dấu hiệu suy giảm chức năng thận...
Quả cam nướng lên chữa được ho cho cả người lớn và trẻ em.
Chất xơ trong quả cam giúp trị táo bón mãn tính (nếu ăn mỗi ngày 1 quả cam).
Vỏ cam phơi khô cho vào túi vải nhỏ treo ở đâu thì khử mùi, đuổi muỗi, ngủ ngon giấc, sạch không khí ở đó (kể cả tủ quần áo, nhà bếp…).
Cam có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp chị em làm đẹp.
Không phải dùng nhiều cam, lúc nào ăn cũng tốt
Quả cam nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai uống nước cam cũng tốt, có những thời điểm không nên dùng, và có những lưu ý khi ăn cam để hấp thụ vitamin C và chất xơ an toàn cho cơ thể. Theo đó:
- Không ăn quá nhiều cam bởi không tốt cho thận, răng, miệng (vì axit có thể mài mòn và sâu răng).
- Không uống sữa trước và sau khi ăn cam vì gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng , tiêu chảy. Cũng không uống nước cam chung với sữa – vì sẽ sinh ra phản ứng của acid, gây trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Hai loại nước này nếu muốn phải uống cách nhau khoảng 1-2 giờ.
- Không ăn cam trong lúc đói vì vị chua có thể tác động mạnh đến dạ dày, kích thích phần màng nhầy của dạ dày gây bệnh - nhất là người có triệu chứng loét đường tiêu hóa kẻo kích thích vết loét khiến bệnh tăng nặng gây xuất huyết, thủng cơ quan tiêu hóa.
- Không ép nước cam cùng củ cải vì hỗn hợp này vào cơ thể sinh ra chất chống tuyến giáp, có thể tạo thành bướu cổ.
- Không uống nước cam buổi tối vì sẽ sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây buồn tiểu trong lúc ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
- Không uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh.
- Không nên uống nước cam với nhân sâm, hay ăn tôm, cua, hải sản, các loài giáp xác vì có thế gây ngộ độc. Cũng không uống nước cam cùng ăn gan động vật vì dễ có phản ứng xấu.
- Không uống nước cam trước khi đánh răng – vì acid bám lên bề mặt và bàn chải cọ xát sẽ làm tổn thương men răng, nhất là khi ăn thường xuyên.
Nước cam rất tốt, nhưng có một số người cần thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa.
Uống nước cam lúc nào thì tốt?
Nước cam rất tốt, ngoài tăng sức đề kháng, ngừa vi rút, vi khuẩn, chống lão hóa, giữ trẻ đẹp lâu… Vitamin C trong quả cam an toàn với hệ tiêu hóa, nhất là của trẻ em. Nhưng uống quá nhiều, quá liều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy người dân cần lưu ý một số vấn đề để ăn/ uống cam đảm bảo hấp thu đủ cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên:
- Người bình thường mỗi ngày chỉ nên hấp thụ khoảng 100mg vitamin C (1 quả cam có ít nhất từ 50-80mg), nếu vượt quá 100mg nước tiểu sẽ bài tiết nhiều hơn, ảnh hưởng tới thận. Tối đa cũng chỉ nên 3 quả cam/ngày là vừa đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Thời điểm uống nước cam tốt nhất là sau khi ăn khoảng 1-2 giờ.
- Sau khi ép nước cam, hoặc cam đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay (trong vòng 30 phút) kẻo vitamin C nhanh bay bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường.
Những người phải cảnh giác khi uống nước cam?
- Trẻ em và người mắc chứng dạ dày không nên ăn nhiều cam, đặc biệt là cam chua. Chỉ nên uống nước cam ép để hạn chế bớt chua và an toàn hơn.
- Người bị viêm loét dạ dày, có triệu chứng loét đường tiêu hóa không nên uống nước cam vì sẽ kích thích vết loét, xuất huyết... Người có bệnh lý về thận cũng không nên dùng nhiều nước cam.
- Người tiểu đường, chỉ nên ăn cam tươi, không nên uống nước cam ép pha nhiều đường.
- Người bị sốt nên uống 1 ly nước cam mỗi ngày để bù điện giải, bù nước và thanh lọc cơ thể nhanh khỏe mạnh.
- Người có bệnh lý về thận không nên dùng quá nhiều nước cam vì có hại cho thận.
Theo Gia đình & Xã hội
-
Sức khỏe9 giờ trướcThời gian qua, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận một số bệnh nhân kẹt dị vật trong bàng quang hay dương vật bị sưng to, bầm tím do đeo nhẫn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây nếu ăn sai cách cũng có thể gây phản tác dụng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKết luận của Hội đồng chuyên môn cho rằng việc xử trí cho bệnh nhi đã đúng phác đồ. Tuy nhiên, cơ địa của trẻ khiến quá trình hồi sức gặp khó khăn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSáng 30/3, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã tìm ra nguyên nhân ban đầu khiến 72 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcVừa qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi nhận trường hợp thai phụ 13 tuổi đẻ thường và có ý định bỏ lại đứa con.
-
Sức khỏe19 giờ trướcHàng chục người phải cách ly khi các nhà chức trách của Burundi cố gắng xác định loại virus khiến 3 người tử vong trong vòng 24 giờ sau khi ngã bệnh.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBắp cải có thể không phải là một loại rau hấp dẫn nhất nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau thời gian điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bé trai 2 tuổi được mở khí quản. Một ngày sau, trẻ bất ngờ gặp biến chứng nguy kịch, tổn thương não khó phục hồi.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo các chuyên gia y tế, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Thế nhưng, ngoài rượu, bia thì những thói quen sau đây cũng là những 'sát thủ' tàn phá gan khủng khiếp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMọi người nên lưu ý khi ăn những loại quả này vì chúng có thể chứa chất gây hại cho nội tạng và tăng khả năng gây ung thư cho cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột. Tình trạng này liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể từng người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVirus Marburg gây bệnh có tỷ lệ tử vong đến 88% đã xảy ra đồng thời ở 2 quốc gia khác nhau và lây lan vào thủ đô của Guinea Xích đạo, nơi có các chuyến bay quốc tế đến các nước lân cận.