Thiếu i-ốt có gây ra bệnh ung thư tuyến giáp trạng?

Tuyến giáp trạng có dạng hình cánh bướm nằm tại phần thấp của cổ phía trước khí quản. Là một phần của hệ nội tiết nó có tác dụng sản xuất ra một số hormone quan trọng đối với sự sinh tồn của cơ thể. Các sản phẩm của nó giúp điều hòa mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể.

Ung thư tuyến giáp trạng (UTTGT) hình thành từ một số tế bào tuyến phát triển một cách mất kiểm soát và tạo nên bệnh ung thư.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ tăng cao khả năng mắc bệnh của một người, đó là:

- Bệnh nhân từng tiếp xúc với tia xạ như điều trị tia xạ lúc còn nhỏ khi có u đơn nhãn tuyến giáp. Tỷ lệ UTTGT tăng cao tại vùng Hiroshima, Nagasaki, sau vụ thả bom nguyên tử.

- Tiền sử trong gia đình có người mắc UTTGT thể tủy. Người ta thấy rằng có sự biến đổi về RET gien ở một số người mắc bệnh, các gien này được di truyền và người nào trong gia đình mang gien thì khả năng mắc bệnh tăng cao.

(Ảnh minh họa)

- Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh. Với chế độ ăn nhiều i-ốt làm tăng mắc UTTGT thể nang, mặt khác chế độ ăn thừa i-ốt lại gây tăng nguy cơ mắc UTTGT thể nhú.

- Bệnh cũng gặp nhiều hơn ở các bệnh nhân có u đơn nhân, đa nhân tuyến giáp.

Triệu chứng

UTTGT thường biến chuyển âm thầm, nhiều khi không có biểu hiện gì và chỉ phát hiện khi mổ tử thi. Trên thức tế, các triệu chứng có thể gặp bao gồm: tuyến giáp to, co u tại tuyến 1 hay nhiều u, u chắc rắn, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt. U có thể thấy ở 1 hay 2 thùy giáp trạng.

Khi u lớn có các biểu hiện: Khối u cứng chắc cố định ở cổ, xuất hiện khản tiếng khi u xâm nhiễm thần kinh chi phối thanh quản, khó thở khi u chèn ép khí quản, khó nuốt do u to chèn ép thực quản, nhiều khi u xâm nhiễm gây đỏ da sùi loét, chảy máu. Sự xuất hiện của hạch tại cổ cũng là một triệu chứng khác của UTTGT. Đa số bệnh nhân xuất hiện hạch tại một bên cổ, hạch rắn chắc không di động, hạch nằm dọc theo cổ từ trên xuống, có khi hạch cổ hai bên hoặc đổi bên. Một số ít trường hợp phát hiện hạch cổ trước khi tìm thấy u nguyên phát. Hạch thường rắn chắc, to chậm, không đau. Khi cách triệu chứng đó xuất hiện thì bệnh nhân thường đã ở giai đoạn 1.

Các loại UTTGT

Nhìn chung, người ta chia UTTGT thành hai loại: UTTGT thể biệt hóa và UTTGT không biệt hóa. Trong loại biệt hóa gồm có: Thể nhú, thể nang và loại kết hợp. UTTGT thể nhú là loại hay gặp nhất chiếm 40-50%. UTTGT thể nang ít gặp hơn chiếm 20-25%. Thể kết hợp nhú và nang tiền lượng như đối với thể nhú.

Loại UTTGT thể không biệt hóa gồm có: Thể tủy và UTTGT không biệt hóa, ung thư tế bào Hurthe. UTTGT thể tủy ít gặp (chiếm 1-5%), hay thấy ở lứa tuổi từ 5-60, một số ít có tính di truyền, tiến triển chậm nhưng vẫn kém hơn so với thể nhú và nang. Loại không biệt hóa chiếm 10%. Loại ung thư tế bào Hurthe ít gặp chiếm 5%, tiên lượng như thể nang.

Điều trị

- Điều trị nội tiết: Thông thường sử dụng Levothyroxin liều từ 200-500µg, hoặc một số loại thuốc khác. Có nhiều bằng chứng cho thấy UTTGT thể biệt hóa đáp ứng tốt với điều trị nội tiết.

- Điều trị tia xạ: Bệnh nhân được dùng 1131 trong các trường hợp có di căn xa với một yêu cầu phải được cắt toàn bộ tuyến giáp. Bệnh nhân không điều trị nội tiết khi dùng 1131 để đảm bảo thuốc tập trung vào u di căn.

Đối với UTTGT thể tủy, bệnh thường di căn hạch nên có chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp trạng, vét hạch cổ. Bệnh nhân cũng được theo dõi sát bằng định lượng Calcitonin. Trong trường hợp này, điều trị hóa chất, nội tiết, phóng xạ ít được đề cập tới. Đối với UTTGT thể không biệt hóa, hầu hết các trường hợp không thể phẫu thuật được tại thời điểm phát hiện bệnh. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị hóa chất đơn thuần hoặc hóa chất với tia xạ từ ngoài.

Theo Quỳnh Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.