Thiếu vi chất này, con bạn đừng mong có được chiều cao lý tưởng!

Nếu con chậm phát triển chiều cao, biếng ăn... hãy nghĩ ngay đến việc bổ sung chất này cho con.

Nếu con chậm phát triển chiều cao, biếng ăn... hãy nghĩ ngay đến việc bổ sung chất này cho con.

Biếng ăn do thiếu vi chất

Những ngày đầu hè, tại phòng khám dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia luôn đông đúc. Nhiều trẻ được cha mẹ đưa đến khám dinh dưỡng, trong đó đa phần là trẻ rơi vào tình trạng lười ăn, còi cọc.

Thiếu vi chất dinh dưỡng được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đặc biệt ở Việt Nam, chiều cao trung bình của người dân so với khu vực châu Á vẫn kém hơn.

Các trẻ suy dinh dưỡng thường là thiếu đa vi chất. Tỷ lệ thiếu máu, kẽm rất cao trung bình 50%. Thiếu vitamin A cũng khoảng 30%...

thieu vi chat nay, con ban dung mong co duoc chieu cao ly tuong! - 1

Bác sĩ Nga khám cho bệnh nhi biếng ăn

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu kẽm ở Việt Nam qua kết quả của cuộc điều tra năm 2015 cho thấy có 80,3% phụ nữ mang thai, 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm ở mức nặng. Nhìn thấy rõ bên ngoài là trẻ chậm phát triển chiều cao, trẻ biếng ăn… nếu thiếu kẽm.

Ly do là vì kẽm tham gia gần như vào tất cả enzim nên các chuyển hóa trong cơ thể đều ảnh hưởng khi thiếu kẽm.

Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.

Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

TS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để trẻ đỡ biếng ăn cần tăng cường thực phẩm giàu kẽm, đặc biệt các loại nhuyễn thể như ngao, sò, hến, thịt bò… Trong trường hợp muốn bổ sung vi chất ở dạng thuốc liều cao nên đến khám ở các chuyên khoa dinh dưỡng. Các loại có tính chất kim loại nặng như sắt, kẽm khi bổ sung thừa thì không đào thải được ra bằng nước tiểu nên có thể gây tác hại cho sức khỏe trẻ.

Sợ ăn vì cách chế biến món ăn cho trẻ

Trường hợp con của chị Ngô Thị Thắm trú tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội là điển hình. Chị Thắm kể, con gái chị gần 3 tuổi nhưng cháu chỉ được 11,5 kg. Bé Bảo Hân từ khi biết ăn cháo đã lười ăn, thậm chí một ngày không ăn cháu cũng chẳng đói.

Thấy bé Hân lười ăn gia đình càng chăm. Chị Thắm kể, cả nhà đều an ủi rằng “có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn” nên chị chần chừ, không cho con đi khám dinh dưỡng. Thi thoảng chị có mua một vài sản phẩm kích thích ăn cho bé nhưng không có tác dụng.

Khi được hỏi về bữa ăn của bé, chị Thắm kể, chị mua thực phẩm và thường xay chung thịt, cháo, rau nấu lên cho bé ăn. Đến năm 2 tuổi, cháu bỏ cháo sang ăn cơm hoàn toàn nhưng mỗi bữa cũng chỉ được một bát cơm nhỏ bằng bát đựng nước mắm. Xót con, chị Thắm đưa bé đi khám dinh dưỡng nhưng hai tháng qua vẫn chưa cải thiện. Đợt này, chị cho con khám lại và hi vọng bé có thể ăn uống tốt hơn.

Theo các bác sĩ tại Viện Dinh dưỡng, có tới trên 50% bé từ 1 đến 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 20-40%. Trong tổng số bé được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng, có đến 60% bé khám do biếng ăn. Đặc biệt, ở độ tuổi từ 1 đến 2, cứ hai bé thì có một ở tình trạng này.

Theo TS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia - vào mùa hè, trẻ đến khám vì biếng ăn lại càng tăng lên. Lý giải tình trạng này, bác sĩ Nga cho biết, hầu như tâm lý của các mẹ là cho con ăn thật nhiều chất, bữa ăn nhiều gạo cháo và thịt. Đặc biệt là nấu cháo truyền thống trộn tất cả và xay đều khiến trẻ chóng chán, bữa ăn đơn điệu, không thay đổi cách chế biến là nguyên nhân gây chán ăn cho trẻ.

Khi trẻ đã biếng ăn, nhìn bát cháo đầy, các bé càng sợ và gây ra tình trạng biếng ăn triền miên, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, bác sĩ Nga cho rằng nên cho trẻ ăn thoải mái, ăn ít một hoặc ăn thực phẩm riêng lẻ, không ăn hỗn hợp chung.

Theo Infonet


con lười ăn

trẻ biếng ăn

vi chất dinh dưỡng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.