Thói quen khi sử dụng nước mắm đang "âm thầm" gây hại cả nhà

Khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.

Khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.

Nước mắm là một trong những gia vị được ưa chuộng của người Việt. Chỉ với một chai nước mắm nguyên chất, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, khi chế biến món ăn có  nước mắm , nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa, Hà Nội đã chỉ ra những sai lầm khi bà nội trợ nêm nước mắm vào món ăn.

Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi

Nếu nêm nước mắm lúc nước đang sôi sùng sục (nhiệt độ cao) sẽ làm biến mất một phần axit amin trong nước mắm và món ăn. Như vậy, món ăn sẽ không ngon, không có vị ngọt. Hơn nữa, món ăn dễ biến thành màu sẫm do axitamin kết hợp với đường trong món ăn.

thoi quen khi su dung nuoc mam dang "am tham" gay hai ca nha - 1

Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi nêm nước mắm vào món ăn

Đun nước mắm quá lâu

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, kể cả bà nội trợ nêm nước mắm vào lúc thức ăn vẫn còn nguội sau đó đun quá lâu thì mùi vị và vitamin trong nước mắm sẽ bốc hơi hết.

Dùng chung bát nước mắm có thể lây bệnh

Đó là thói quen có từ hàng trăm năm nay, nhưng theo các chuyên gia, thói quen này chính là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (Hp) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Đây là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng dẫn tới ung thư.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm

Ở trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn bù thêm muối, nước mắm cho bé sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng, đặc biệt là thận.

Khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.

Người có tiền sử bệnh tật không nên ăn nhiều nước mắm

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh suy thận và suy thận mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp nếu ăn quá nhiều nước mắm sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Hướng dẫn chọn nước mắm ngon thông qua màu sắc và hương vị:

Về màu sắc: Nước mắm ngon có màu nâu cánh gián sậm hoặc màu nâu vàng, trong và không có cặn đục.

Về hương vị: Nước mắm ngon khi ăn vào thì thấy vị mặn ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng và có hương vị đặc trưng. Còn nước mắm chỉ có vị mặn chát từ đầu đến cuối là nước mắm không ngon.

Theo Khám phá


cao huyết áp

Bệnh tiểu đường

nước mắm

bệnh suy thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.