Thói quen sai lầm dùng đồ nhựa đang "giết" dần cả nhà bạn

Cảnh báo chết người về thói quen sử dụng đồ nhựa kém chất lượng đã được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ để rồi tự gây hại cho sức khỏe của mình.

Cảnh báo chết người về thói quen sử dụng đồ nhựa kém chất lượng đã được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ để rồi tự gây hại cho sức khỏe của mình.

 

Không sợ vỡ, dễ sử dụng, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí,… là những ưu điểm tiện dụng khi sử dụng đồ nhựa.

Tuy nhiên hiện nay, các loại bát, hộp đựng thức ăn làm bằng nhựa trên thị trường Việt Nam vẫn chưa được kiểm định chặt chẽ.

Rất nhiều sản phẩm được làm từ nhựa kém chất lượng, thậm chí là từ rác thải y tế được bày bán tràn lan. Vì không nhìn thấy hậu quả trước mắt nên nhiều người vẫn vô tư sử dụng.

Trong quá trình sử dụng, bát, hộp nhựa kém chất lượng sản sinh chất BPA - đây là chất độc gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư…

Ngoài ra, ngay cả các sản phẩm nhựa chất lượng tốt, sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh cho con người.

Dưới đây là những thói quen khi dùng đồ nhựa đang giết dần cả nhà bạn, cần phải dừng ngay lập tức:

Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng

Thói quen sai lầm dùng đồ nhựa đang giết dần cả nhà bạn-1

Không nên dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng. Ảnh minh họa.

 

Các loại thực phẩm nóng đựng trong hộp nhựa sẽ làm giải phóng một loại chất độc monostyren và ngấm vào thức ăn. Chất độc này khi tích tụ lại dần trong cơ thể, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh liên quan đến gan và thận.

Dùng đồ nhựa quay lò vi sóng

Việc bạn đựng thức ăn bằng đồ nhựa rồi cho vào lò vi sóng còn gây ra các tác động mạnh mẽ vì các chất phụ gia trong đồ nhựa sẽ nhanh chóng hòa tan vào thực phẩm.

Thói quen sai lầm dùng đồ nhựa đang giết dần cả nhà bạn-2

Không nên dùng đồ nhựa để quay lò vi sóng. Ảnh minh họa.

 

Không chỉ vậy, sự kết hợp giữa chất béo và đồ nhựa tổng hợp sẽ gián tiếp tạo ra dioxin, một trong những chất vô cùng nguy hiểm.

Dùng lại đồ nhựa không đảm bảo

Nhiều người dân có thói quen giữ lại các chai, lọ, hộp nhựa để tái sử dụng. Tuy nhiên, đồ nhựa cũ đã qua sử dụng ngoài khả năng lưu giữ ổ vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ mà còn có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại, ngấm vào nước uống, thực phẩm.

Dùng đồ nhựa để đựng đồ muối

Nhiều người có thói quen muối dưa cà, ngâm tỏi, ớt... trong bình nhựa. Tuy nhiên, đây là thói quen cần loại bỏ ngay. Sở dĩ đồ muối thường sẽ sinh ra nhiều axit trong quá trình lên men làm chín.

Thói quen sai lầm dùng đồ nhựa đang giết dần cả nhà bạn-3

Không nên dùng đồ nhựa để muối dưa cà. Ảnh minh họa.

 

Chất axit này sẽ ăn mòn, hút các chất độc từ nhựa vào đồ muối sẽ khiến chúng nhiễm độc. Ngoài ra, dùng vật dụng nhựa để muối rất dễ biến đổi thành chất gây ung thư. Nên dùng hũ sành, sứ, thủy tinh để muối là tốt nhất.

Nếu dùng đồ nhựa, nên đặc biệt lưu ý cách sử dụng như sau:

- Chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng. Nên chọn nhựa cứng, trắng, có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị xước.

- Không nên sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng trên 100 độ C hoặc sử dụng trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao, vì hóa chất độc hại có thể ngấm vào thức ăn, đồ uống gây nguy hại cho sức khỏe.

- Không dùng hộp xốp chứa đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh...) hay mỡ, dầu ăn.

- Không nên dùng các hộp có màu sặc sỡ như đỏ, xanh, cam, tím, vì đồ nhựa sặc sỡ thường được phủ phẩm màu nhiều hóa chất, có thể gây nhiễm độc cho cơ thể, về lâu dài có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh hiểm nghèo.

- Nếu đồ nhựa sản xuất chỉ dùng 1 lần thì không nên tái sử dụng trong thời gian dài.

 

Theo Người đưa tin


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.