Thử nghiệm ghép hai quả thận lợn sang người đầu tiên thành công

Đây là lần đầu tiên y văn thế giới ghi nhận trường hợp ghép thành công thận từ lợn được biến đổi gene sang cơ thể người bị chết não.

Cuộc thử nghiệm mang tính cách mạng này do các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Alabama, Birmingham, Mỹ, thực hiện, AP News đưa tin ngày 21/1. Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí American Journal of Transplantation và nhóm chuyên gia dự định thử điều này ở những bệnh nhân còn sống vào cuối năm nay.

Bệnh nhân là ông Jim Parsons, 57 tuổi, ở Huntsville, bang Alabama, bị chết não sau tai nạn mô tô ngày 26/9/2021. Trước đó, ông đăng ký hiến tạng và ê-kíp tại Đại học Alabama đã tiến hành ca phẫu thuật thử nghiệm ghép thận lợn cho nam bệnh nhân này vào ngày 30/9/2021.

Thử nghiệm ghép hai quả thận lợn sang người đầu tiên thành công-1
Ông Jim Parsons đã đăng ký hiến tạng trước khi qua đời trong một tai nạn mô tô vào ngày 26/9/2021. Ảnh: AP News.

Đầu tiên, kíp mổ bỏ hai quả thận của Parsons ra và ghép ngược trở lại hai quả thận của một con lợn đã được biến đổi gene. Ê-kíp phẫu thuật lo lắng về việc liệu các mạch máu thận lợn mỏng manh có thể chịu được lực đập của huyết áp người hay không, nhưng họ đã làm được.

23 phút trôi qua, hai quả thận được ghép tạng bắt đầu hoạt động. Chúng được ghép lọc máu, tạo ra nước tiểu trong 3 ngày và không bị cơ thể người nhận đào thải ngay lập tức.

Các bác sĩ không tìm thấy virus lợn nào được truyền sang người nhận và không có tế bào lợn trong máu của bệnh nhân.

Song, chất lượng hoạt động giữa hai bên thận không đồng đều khiến một quả hoạt động tốt hơn. Dù vậy, chúng vẫn hoàn thành tốt vai trò bài tiết cho đến khi nghiên cứu kết thúc sau đó 3 ngày. Parsons cũng qua đời khi bác sĩ rút các thiết bị hỗ trợ sự sống.

Tiến sĩ Jayme Locke, Giám đốc chương trình Cấy ghép Thận không tương thích của Đại học Alabama, xúc động chia sẻ: “Khoảnh khắc này đã thay đổi cuộc chơi trong lịch sử y học. Nó đại diện cho sự thay đổi mô hình và đánh dấu cột mốc quan trọng trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng”.

Vị chuyên gia cũng lý giải không có gì lạ khi thực hiện thử nghiệm trên bệnh nhân chết não. Bởi nếu hiệu quả, cơ quan được cấy ghép sẽ hoạt động tốt trên cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh.

Bà Locke cũng chia sẻ môi trường chết não khá rắc rối khiến việc đánh giá chức năng thận trở nên khó khăn, ví dụ lượng nước tiểu, độ thanh thải creatinin. Do đó, ngay cả khi ghép thận từ người sang người hiến tặng bị chết não, tình trạng không tạo ra nước tiểu trong một tuần hoặc mất vài tuần để đào thải creatinine rất dễ xảy ra. Do đó, kết quả mà nhóm chuyên gia tại Đại học Alabama là điều rất khả quan.

Đại diện nhóm tác giả đặt kỳ vọng sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân còn sống, tỉnh táo vào cuối năm nay và bắt đầu cấy ghép trong vòng 5 năm tới.

Thử nghiệm ghép hai quả thận lợn sang người đầu tiên thành công-2
Tiến sĩ Jayme Locke chia sẻ bà hy vọng có thể bắt đầu cấy ghép nội tạng của động vật sang người khỏe mạnh trong vòng 5 năm tới. Ảnh: The University of Alabama.

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Alabama một lần nữa chứng minh việc cấy ghép tế bào, mô hoặc cơ quan sống từ loài này sang loài khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nó sẽ giải quyết khủng hoảng thiếu nội tạng trên toàn cầu. Đầu tháng 1, David Bennett là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ một con lợn biến đổi gene.

Bệnh thận đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Theo Hệ thống Dữ liệu Thận Mỹ, mỗi năm, nước này có hơn 20.000 ca ghép thận. Song, danh sách chờ đợi người hiến tặng, tạng phù hợp rất dài. Theo National Kidney Foundation, khoảng 12 người qua đời mỗi ngày vì không chờ được ghép thận.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/thu-nghiem-ghep-hai-qua-than-lon-sang-nguoi-dau-tien-thanh-cong-post1291111.html

ghép thận

ghép tạng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.