- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
‘Thủ phạm’ quen thuộc đằng sau hàng loạt vụ ngộ độc tập thể
Trong khi Salmonella, Bacillus cereus hay tụ cầu vàng là những vi khuẩn gây ngộ độc quen mặt, Clostridium Botulinum cũng là một nhân tố có độc lực rất mạnh cần được chú ý.
Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc tập thể được ghi nhận tại các tỉnh phía Nam với số lượng nạn nhân có thể lên tới hơn 600 người.
Mới nhất, tại Đồng Nai, vụ ngộ độc bánh mỳ đã khiến gần 600 người nhập viện. Kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm ở nhiều đơn vị đều xác nhận nhân tố đứng sau là Salmonella.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ ngộ độc liên tiếp tại Khánh Hoà trong vòng một tháng. Bên cạnh Salmonella, cơ quan chức năng cũng tìm thấy các vi khuẩn gây ngộ độc khác như Bacillus cereus, Staphuloccocus aureus bên trong thực phẩm.
Salmonella
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Salmonella là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn.
Salmonella là vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài và bị phá hủy trong quá trình tiệt trùng thực phẩm. Tuy nhiên, Salmonella có thể sót trong một thời gian dài ở các thực phẩm khô, ướp lạnh....
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vi khuẩn này có thể tồn tại trong nước hai đến ba tuần, trong phân 2-3 tháng. Trong nước đá, Salmonella sống được 2-3 tháng. Chúng bị hủy bởi nhiệt độ 50 độ C trong vòng một giờ hoặc 100 độ C trong 5 phút, hoặc có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường.
Người nhiễm khuẩn salmonella có thể có các triệu chứng đau bụng, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh cũng có các dấu hiệu mất nước như giảm tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu, khô miệng hoặc đi tiêu ra máu.
Trong đó, mất nước do tiêu chảy là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Trẻ rất nhỏ có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong một ngày dẫn đến tử vong.
Bệnh nhi ngộ độc được điều trị hồi sức tích cực sau khi ăn thực phẩm nhiễm Salmonella. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Salmonella thường dễ gây bệnh ở một số nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm tươi sống, đặc biệt là trứng sống. Ngoài ra, các thực phẩm chế biến không đảm bảo an toàn, không Salmonella có chế độ bảo quản phù hợp, sữa không được tiệt trùng đúng cách… cũng có thể nhiễm khuẩn Salmonella.
Một điều quan trọng ít được quan tâm hơn là nguồn nước bị nhiễm khuẩn cũng có khả năng gây bệnh ở người.
Bacillus cereus
Bacillus cereus là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, xếp sau Salmonella.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương, Bacillus cereus là trực khuẩn gram dương, sống trong môi trường xung quanh ta, như đất, cây cỏ và thực phẩm…., tiết ra độc tố gây nôn và tiêu chảy, gây bệnh cảnh như ngộ độc thức ăn và có thể tự khỏi. Ngoài ra vi khuẩn này có các độc tố hemolysin, phospholipase và các protease góp phần gây hoại tử mô và tổn thương cơ quan tạo ra bệnh cảnh nặng hơn.
Khi gặp điều kiện không thuận lợi, Bacillus cereus chuyển sang dạng bào tử có vỏ bảo vệ. Khi thức ăn được đun nấu, vi khuẩn này chuyển sang dạng bào tử, trong khi các vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Sau đó, khi thức ăn lại lưu trữ nhiệt độ phòng (10-45 độ C), Bacillus cereus có thể sống lại và phát triển nhanh chóng.
Ngoài ra, Bacillus cereus không nhạy với các kháng sinh hay dùng cho tiêu chảy. Bệnh nhân nếu sử dụng kháng sinh không phù hợp rất dễ làm bệnh diễn tiến nặng hơn.
Các loại thực phẩm được coi là môi trường lý tưởng của Bacillus cereus là cơm, rau, thịt, mì ống, sữa trứng, bánh ngọt, xà lách, súp, kem, các loại thảo mộc và gia vị.
Staphyloccocus aureus
Staphylococcus aureus (hay tụ cầu) là vi khuẩn phổ biến rộng rãi trong thiên nhiên, trong niêm dịch mũi, trong khoang miệng và họng của người cũng như động vật, trên da và các mụn ghẻ lở, mưng mủ… và đặc biệt là ở vú bò sữa bị viêm. Đây là loại vi khuẩn gây nhiều bệnh nhất và có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt, chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
Tụ cầu vàng có ngoại độc tố rất mạnh và khác với các ngoại độc tố của các vi khuẩn khác. Khi ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 15 phút, vi khuẩn này vẫn chưa bị phá hủy. Nếu ăn phải thực phẩm có tụ cầu vàng hoặc độc tố của chúng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất có thể xảy ra và rất dễ gây ra thành dịch.
Staphylococcus aureus đều có thể tìm thấy ở phô mai mặn, kem sữa. Ảnh: Unsplash.
Bên cạnh gây ngộ độc, tụ cầu vàng còn có thể gây các bệnh mụn nhọt, chốc đầu, lở loét da, áp xe, nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
Tụ cầu vàng có thể chịu được nhiệt độ tới 70 độ C, sống trong dung dịch muối có nồng độ tới 12% và đường tới 50%. Do vậy, chúng có thể tồn tại ở một số bánh kem có nồng độ đường cao, phô mai mặn, kem sữa, các món ăn đã chế biến từ thịt, cá.
Clostridium Botulinum
Đây là vi khuẩn có độc lực mạnh hơn tất cả vi khuẩn khác, đứng sau hàng loạt vụ ngộ độc vì ăn giò chả tại TP.HCM trong năm 2023.
Theo Cục Y tế dự phòng, trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum (C.Botulinum) phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi. Chúng được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá...
Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng tốt, phải đun nóng ở nhiệt độ 120 độ C trong 10 phút mới giết chết được chúng.
Thức ăn lên men yếm khí là môi trường lý tưởng để vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Ảnh: Pexels.
Cục an toàn Thực phẩm cho biết vi khuẩn C.Botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các loại thực phẩm đóng hộp như sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí.
Vì vậy, các trường hợp ngộ độc thường đến từ thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo, đặc biệt khi người dân có xu hướng sử dụng túi hút chân không đựng thực phẩm gia tăng, không đun chín kỹ thức ăn trước ăn.
Ngoài ra, tất cả loại thực phẩm khác như rau, củ, quả, hải sản... vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn C.Botulinum nếu không đảm bảo an toàn và được ủ, bọc kín.
Theo Tạp chí Tri Thức
-
Sức khỏe0 phút trướcCách hiệu quả nhất để biết thận có hoạt động tốt hay không là làm các xét nghiệm, kiểm tra, tuy nhiên một số dấu hiệu trên cơ thể cũng có thể tiết lộ thận của bạn đang có vấn đề.
-
Sức khỏe10 phút trướcỚt chuông, với màu sắc rực rỡ và hương vị đa dạng, không chỉ làm đẹp cho bữa ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên thêm ớt chuông vào thực đơn hàng ngày.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCây chó đẻ răng cưa mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc, vậy cây chó đẻ chữa bệnh gì?
-
Sức khỏe12 giờ trướcHai nạn nhân của vụ sạt lở ở Cao Bằng được lực lượng cứu hộ khiêng cáng đi bộ đường núi 15km để đến bệnh viện cấp cứu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNgày 11/9, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, tại đây vừa phẫu thuật lấy khối u khổng lồ ở dạ dày cho trẻ sơ sinh. Đây là dạng u quái hiếm gặp, bệnh nhi là trường hợp đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.
-
Sức khỏe15 giờ trướcHúng quế không chỉ là rau gia vị, sử dụng phổ biến trong các món ăn mà còn là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcSức khỏe15 giờ trướcNam bệnh nhân bị thương nặng khi lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng chấn thương sọ não, ngực, bụng kín.
-
Sức khỏe15 giờ trướcCó một quả vỏ hay hạt rất tốt nhưng một số lại gây hại sức khỏe nên nếu ăn quá nhiều có thể gây khó chịu gây ngộ độc.
-
Sức khỏe15 giờ trướcHúng quế là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy ai không nên ăn rau húng quế?
-
Sức khỏe17 giờ trướcNgủ quá ít hoặc quá nhiều, ngủ muộn, ăn no trước khi ngủ… ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, dẫn tới nguy cơ đoản thọ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcLoại quả này không chỉ có hình dáng độc đáo và vị chua đặc trưng mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, cực tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của loại quả chua nhất Việt Nam này.
-
Sức khỏe19 giờ trướcSau khi bị nạn, người phụ nữ đã được mọi người cứu ra, được cấp cứu ban đầu, có ngừng tim 5 phút, được cấp cứu hồi sinh tim phổi.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNếu gặp tình trạng thường xuyên thức giấc lúc 3, 4 giờ sáng và không còn buồn ngủ nữa, rất có thể bạn đang mắc một trong những bệnh này, cần kiểm tra sức khỏe ngay.
-
Sức khỏe20 giờ trướcHoa đu đủ đực ngâm mật ong được xem là bài thuốc quý giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nhưng nên sử dụng hoa đu đủ đực tươi hay khô để đảm bảo hiệu quả tốt nhất?