Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch Đà Nẵng

Theo PGS Nguyễn Trường Sơn tình hình dịch ở Đà Nẵng có thể nói đã kiểm soát được. Những ca tử vong đều là những ca bệnh ở giai đoạn đầu, các ca sau được cấp cứu tốt hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch Đà Nẵng-1

PGS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng cho biết qua đánh giá tình hình dịch tễ, diễn biến dịch thì số ca mắc giảm nhưng chưa thể hài lòng.

Các bệnh nhân hiện nay đều được cấp cứu kịp thời, xử lý các ca bệnh nhân nặng tốt hơn. Tỷ lệ mắc sẽ giảm từ từ.

PGS Sơn cho biết tình hình hiện giờ có thể nói là đã kiểm soát được, không có nguy cơ bùng phát dịch.

Tuy nhiên, không thể chủ quan lơ là vì vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn nên vẫn cần thực hiện kiên quyết thực hiện chỉ thị 16, thậm chí cao hơn chút. Hiện chính quyền thành phố và các cơ quan đã thống nhất làm tốt công tác phòng chống dịch.

PGS Sơn nhận định trong thời gian tới những ca ở trong cộng đồng đã được giãn cách nên khả năng lây trong cộng đồng sẽ hạn chế.

Hiện đã bắt đầu thực hiện gộp xét nghiệm nên năng lực xét nghiệm sẽ tốt lên, mở rộng đối tượng xét nghiệm.Mỗi ngày Đà Nẵng đã xét nghiệm được 5000 – 7000 mẫu.

Đến 0h ngày 12/8 sẽ có thêm Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình sẽ được mở cửa trở lại. Còn bệnh viện C vẫn tiếp tục phải theo dõi, phân luồng sát sao.

Hiện nay việc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng ở giai đoạn đầu vẫn khó khăn và còn nhiều bệnh nhân nặng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch Đà Nẵng-2
PGS Nguyễn Trường Sơn (áo kẻ) hội chẩn các bệnh nhân nặng tại BV Trung ương Huế cơ sở 2

PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, công tác chống dịch ở Đà Nẵng vừa qua đã được thực hiện rất quyết liệt, toàn diện, hiệu quả. Đến thời điểm này có thể nói "chúng ta đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch ở Đà Nẵng và tâm dịch ở Bệnh viện Đà Nẵng, hạn chế được lây lan".

Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trong và ngoài nước vẫn rất phức tạp, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực ở các tỉnh, do đó để phòng chống hiệu quả, trong thời gian tới không chỉ riêng Đà Nẵng, mà tất cả các địa phương tiếp tục phải vào cuộc, nâng cao cảnh giác, nhất là đối với những địa phương du lịch phát triển.

Bên cạnh việc tăng tốc truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng, các địa phương cần triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, kiên định 5 nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

Ngoài ra, cần chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng dịch; tập huấn cho cán bộ y tế; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm để thực hiện tốt công tác phát hiện, khoanh vùng, xử lý ổ dịch, thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp phát hiện ca bệnh trên địa bàn.

Thời gian qua, không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam mà tất cả các địa phương đều tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan đến các ca nhiễm ở Đà Nẵng; người từ Đà Nẵng về, đi qua Đà Nẵng; những người có triệu chứng ho sốt.

Chúng ta không thể chủ quan với dịch bệnh mà luôn nâng cao cảnh giác phòng bệnh. Các tín hiệu của dịch có dấu hiệu tốt lên nhưng không phải vì thế mà vội phấn khởi, vui quá quên cảnh giác – PGS Sơn chia sẻ.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/thu-truong-bo-y-te-nguyen-truong-son-da-kiem-soat-khong-che-duoc-o-dich-da-nang-216601

Covid-19

dịch bệnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.