- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em: Tất cả những điều cha mẹ cần biết
Những thông tin trong bài viết sẽ giúp cha mẹ biết được tính an toàn, hiệu quả của vắc-xin Covid-19 với trẻ em để từ đó có những lựa chọn nên hay không nên tiêm...
Sau nhiều tháng vật lộn với việc học online, sống cách xa xã hội, các bậc cha mẹ tại Mỹ cuối cùng cũng nhận được một tin vui: vắc-xin COVID-19 đang được triển khai trên toàn quốc và tất cả trẻ em từ 12 tuổi trở lên đều đủ điều kiện để tiêm chủng. Với kết quả thử nghiệm dành cho trẻ em sắp ra mắt, Pfizer có thể được phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em dưới 12 tuổi trong những tuần tới. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về vắc xin Covid-19 và trẻ em:
Vắc-xin Covid-19 được phê duyệt cho trẻ em
Vào ngày 10/5, vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, vắc-xin này được cung cấp cho học sinh trung học phổ thông và một số học sinh trung học cơ sở. Hơn 8 triệu trẻ em từ 12-15 tuổi đã được tiêm liều đầu tiên. Những trẻ nhỏ hơn có thể không phải đợi quá lâu để tiêm phòng Covid-19.
Vào ngày 10/5, vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Theo The New York Times, vào cuối tháng 9, Pfizer thông báo, vắc-xin của họ an toàn và hiệu quả cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Vào đầu tháng 10, Pfizer đã yêu cầu FDA phê duyệt khẩn cấp cho nhóm tuổi đó. Cơ quan này dự kiến sẽ làm việc nhanh chóng và có thể đưa ra quyết định trong vài tuần tới.
Các chuyên gia cũng đã dự đoán rằng kết quả thử nghiệm nhi khoa cho những lứa tuổi từ 2-5 tuổi có thể được công bố vào khoảng tháng 10. Và Kit Longley, phát ngôn viên của Pfizer, trước đó cho biết kết quả nghiên cứu cho nhóm tuổi từ 6 tháng - 2 tuổi có thể có vào tháng 10 hoặc tháng 11. Nếu mọi việc suôn sẻ, nhóm tuổi này sẽ được cấp phép khẩn cấp tiêm phòng Covid-19.
Moderna cũng không hề kém cạnh. Vào ngày 25/5, hãng vắc-xin này công bố kết quả của nghiên cứu TeenCOVE, bao gồm hơn 3.700 trẻ tham gia trong độ tuổi 12-17 tuổi. 2 liều vắc-xin đã chứng minh hiệu quả 100% ở nhóm tuổi này. Ngay khi tiêm một liều cũng đã có hiệu quả 93%, đặc biệt không có tác dụng phụ lớn. Moderna cũng đang tiến hành thử nghiệm ở trẻ em trên 6 tháng tuổi và dự kiến sẽ có kết quả vào mùa thu năm nay.
Vào cuối tháng 9, Pfizer thông báo, vắc-xin của họ an toàn và hiệu quả cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Ngoài ra, Johnson & Johnson đã công bố kế hoạch thử nghiệm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, sau đó sẽ là các xét nghiệm liên quan đến trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên.
Khi các thử nghiệm lâm sàng lần đầu tiên bắt đầu, phần lớn trẻ em bị loại trừ. Đó là lý do tại sao nhiều trẻ em vẫn chưa được sự chấp thuận tiêm vắc-xin Covid-19.
Christine Turley, chuyên gia Nhi khoa và Phó chủ tịch nghiên cứu tại Atrium Health Levine Children cho biết, trẻ em có cơ thể và hệ thống miễn dịch khác với người lớn. Vì vậy, các chuyên gia muốn tìm hiểu kỹ rủi ro về an toàn trước khi tiến hành các xét nghiệm trên trẻ nhỏ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã biết nhiều hơn về vắc-xin Covid-19, các thử nghiệm lâm sàng dành cho trẻ em cuối cùng cũng đang được tiến hành cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tuổi.
Vắc-xin Covid-19 có an toàn cho trẻ em không?
Chúng ta vẫn đang trên hành trình tìm hiểu những tác động của vắc-xin Covid-19 đối với trẻ em vì chúng đã bị loại trừ ngay từ ban đầu ra khỏi các thử nghiệm lâm sàng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã không thấy bất kỳ dấu hiệu đáng báo động nào trong các thử nghiệm lâm sàng khi họ đánh giá kỹ lưỡng liều lượng, tác dụng phụ, tần suất và các yếu tố quan trọng khác. Các chuyên gia hiểu rằng trẻ em có hệ thống miễn dịch và chức năng cơ thể khác với người lớn và chỉ chấp thuận một loại vắc-xin dành cho trẻ em nếu họ hoàn toàn chắc chắn về tính an toàn của nó.
Chúng ta vẫn đang trên hành trình tìm hiểu những tác động của vắc-xin Covid-19 đối với trẻ em.
Thật vậy, trong thời điểm hiện tại, các thử nghiệm trên trẻ em nói chung của Pfizer có liều lượng thấp hơn so với liều dùng cho người lớn và thanh thiếu niên. Các chuyên gia đã đưa ra liều lượng dựa trên các thử nghiệm ban đầu đánh giá độ an toàn. Theo The New York Times, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sẽ được tiêm 2 liều 10 microgam, mỗi liều khoảng 1/3 liều lượng cho người lớn và thanh thiếu niên. Trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được tiêm 2 liều, mỗi liều 3 microgam.
Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn lo lắng về sự phát triển nhanh chóng của vắc-xin Covid-19. Nguyên nhân bởi, chúng đã nhận được sự chấp thuận trong thời gian nhanh kỷ lục. Mặc dù vậy, TS Turley nhấn mạnh rằng tất cả các quy trình an toàn đã được tuân thủ đúng trong các thử nghiệm lâm sàng và chỉ đẩy nhanh những vấn đề thuộc về thủ tục hành chính. Bà nói: "FDA đã hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia vắc-xin để nghiên cứu và tạo ra vắc-xin Covid-19. Việc thiết kế thử nghiệm thường mất nhiều thời gian, điều này góp phần kéo dài thời gian phê duyệt vắc-xin, nhưng tất cả điều này đã được thảo luận trước khi chúng tôi có ứng viên tham gia thử nghiệm".
Một số phụ huynh vẫn lo lắng về sự phát triển nhanh chóng của vắc-xin Covid-19.
"Khi vắc-xin Covid-19 dành cho trẻ em nhận được sự chấp thuận của FDA, bạn không nên lo lắng khi cho con mình tiêm phòng", Purvi Parikh, chuyên gia dị ứng miễn dịch lâm sàng của Mạng lưới các bà mẹ dị ứng và hen suyễn tại Mỹ nhấn mạnh. Bà cũng cho biết thêm: "Đừng sợ vắc-xin nếu bạn được khuyến nghị tiêm, vì nguy cơ nhiễm bệnh nặng có thể lớn hơn bất kỳ rủi ro nào từ vắc-xin". Việc tiêm chủng trên diện rộng sẽ giúp ngăn chặn Covid-19, cho phép mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Purvi Parikh, chuyên gia dị ứng miễn dịch lâm sàng của Mạng lưới các bà mẹ dị ứng và hen suyễn tại Mỹ: "Khi vắc-xin Covid-19 dành cho trẻ em nhận được sự chấp thuận của FDA, bạn không nên lo lắng khi cho con mình tiêm phòng"
Gần đây, CDC xác nhận một số trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở những người từ 30 tuổi trở xuống khi tiêm vắc-xin Covid-19 của Pfizer hoặc Moderna. Các triệu chứng chủ yếu xảy ra ở nam giới sau liều thứ hai, biểu hiện thường gặp là đau ngực, tim đập nhanh và khó thở. Hầu hết các trường hợp giải quyết bằng việc điều trị.
Trong khi viêm cơ tim sau khi tiêm chủng vẫn là một tác dụng phụ hiếm gặp, các tổ chức y tế đang nghiên cứu sâu hơn mối liên hệ giữa vắc-xin mRNA và người trẻ tuổi. CDC vẫn khuyến nghị người dân từ 12 tuổi trở lên nên tiêm phòng. Do lo ngại về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, Thụy Điển và Đan Mạch gần đây đã tạm dừng phân phối Moderna để tiêm cho những người trẻ tuổi.
Thụy Điển và Đan Mạch gần đây đã tạm dừng phân phối Moderna để tiêm cho những người trẻ tuổi.
Vắc-xin Covid-19 có hiệu quả với trẻ hay không?
Cho đến nay, dữ liệu ban đầu về hiệu quả của vắc-xin Covid-19 ở trẻ em có vẻ đầy hứa hẹn. Vào ngày 31/3, Pfizer đã thông báo rằng vắc-xin của họ có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tật ở trẻ 12-15 tuổi. Vào ngày 10/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12-15 tuổi tại Mỹ. Nhà sản xuất cũng cho biết, vắc-xin của họ hiệu quả cao đối với những trẻ trong độ tuổi 5-11 tuổi.
Moderna tuyên bố, tiêm đủ 2 liều vắc-xin của họ đem lại hiệu quả 100% với nhóm trẻ 12-17 tuổi.
Cả Pfizer và Moderna đều yêu cầu tiêm 2 liều (liều thứ hai của Pfizer được tiêm 3 tuần sau liều đầu tiên, trong khi của Moderna được tiêm 4 tuần sau đó). Dữ liệu thực tế cho thấy vắc-xin có hiệu quả 94% hoặc 95% sau liều thứ hai - nhưng chỉ sau khi hệ miễn dịch của bạn hoạt động (khoảng 2 tuần sau liều thứ hai). Lưu ý rằng, vắc-xin có thể kém hiệu quả hơn một chút đối với biến thể Delta rất dễ lây lan dù chúng vẫn được chứng minh là có khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện và tử vong.
Cả Pfizer và Moderna đều yêu cầu tiêm 2 liều (liều thứ hai của Pfizer được tiêm 3 tuần sau liều đầu tiên, trong khi của Moderna được tiêm 4 tuần sau đó).
Thuốc chủng ngừa của Johnson & Johnson chỉ cần một liều. Nó có hiệu quả khoảng 72% nhưng được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng nghiêm trọng và tử vong do Covid-19. Johnson & Johnson hiện đưa ra cảnh báo về tình trạng đông máu hiếm gặp liên quan đến vắc-xin. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh gọi là hội chứng Guillain – Barré. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lợi ích của vắc-xin Johnson & Johnson vẫn nhiều hơn rủi ro mà chúng có thể gây ra.
Vậy tóm lại, con tôi có nên tiêm vắc-xin Covid-19 hay không?
Cha mẹ có thể cân nhắc ưu và nhược điểm của vắc-xin, nhưng nếu con bạn đủ điều kiện, các chuyên gia khuyên nên tiêm vắc-xin Covid-19 càng sớm càng tốt. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em thường không bị nhiễm virus corona nhưng khoảng 16% trường hợp mắc Covid-19 là bệnh nhi. Một số trẻ tử vong do mắc Covid-19. Nhiều trẻ mắc một căn bệnh bí ẩn và chết người được gọi là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C).
Một số trẻ tử vong do mắc Covid-19. Nhiều trẻ mắc một căn bệnh bí ẩn và chết người được gọi là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C).
Một nghiên cứu gần đây do CDC công bố cho thấy, tỷ lệ nhập viện của thanh thiếu niên bị nhiễm Covid-19 cao gấp 2,5 - 3 lần so với tỷ lệ mắc cúm ở nhóm tuổi này. TS Vivek MurthyM (Tổng Y sĩ Hoa Kỳ), chia sẻ trong một cuộc họp báo gần đây: "Lợi ích của việc tiêm chủng vượt xa mọi rủi ro. Chắc chắn, việc không tiêm chủng khiến con cháu chúng ta có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn".
Chưa kể, trẻ em có thể dễ dàng lây truyền bệnh sang cho ông bà, cha mẹ cũng như những người có bệnh nền, nếu mắc Covid-19 thì hậu quả sẽ nặng nề hơn. TS Turley nói: "Chúng ta không thể có được miễn dịch cộng đồng cho đến khi biết rằng những người mang mầm bệnh đã được bảo vệ. Nếu phần lớn dân số không tiêm phòng sẽ khó ngăn chặn sự lây lan của Covid-19".
Trẻ em có thể dễ dàng lây truyền bệnh sang cho ông bà, cha mẹ cũng như những người có bệnh nền, nếu mắc Covid-19 thì hậu quả sẽ nặng nề hơn.
Tương tự như vậy, người chăm sóc, người thân của trẻ chắc chắn cần được tiêm vắc-xin Covid-19. TS Parikh nói: "Nếu con bạn đi học, cha mẹ và ông bà nên tiêm vắc-xin để bảo vệ chính mình, đặc biệt nếu bạn thuộc một trong những nhóm nguy cơ cao đó. Chúng ta cũng nên nhớ trẻ em có thể lây truyền bệnh mà không có bất cứ triệu chứng gì".
Chỉ có vắc-xin mới là con đường giúp trẻ quay trở lại cuộc sống phong phú, để được hưởng niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn
Gần đây, TS Murthy cũng nhấn mạnh, tiêm chủng giúp mở lại các hoạt động với bạn bè và ở trường học mà trước đó đã bị hạn chế khi dịch bệnh bùng phát. "Từ việc thường xuyên ngủ gục khi học online, tiệc sinh nhật không có bạn bè ở trường, chẳng thể tham gia bóng đá trong sân trường... Cuối cùng thì cũng chỉ có vắc-xin mới là con đường giúp trẻ quay trở lại cuộc sống phong phú, để được hưởng niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn".
Chỉ có vắc-xin mới là con đường giúp trẻ quay trở lại cuộc sống phong phú, để được hưởng niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn.
Các quốc gia trên thế giới đang tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em như thế nào?
Tại châu Âu
Đan Mạch (trẻ 12-15 tuổi) và Tây Ban Nha (12-19 tuổi) hiện đã tiêm chủng cho hầu hết trẻ thuộc độ tuổi này với một liều duy nhất.
Vào tháng 6, các cố vấn khoa học của Đức khuyến cáo chỉ nên tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi có tình trạng sức khỏe cơ bản. Nhưng vào tháng 8, sau khi biến thể Delta bắt đầu lan rộng, nước này quyết định triển khai tiêm chủng mở rộng cho trẻ trên 12 tuổi.
Pháp cũng đang tiến hành tiêm chủng cho trẻ nhanh chóng. Tính đến 14/9, nước này đã tiêm cho 66% trẻ từ 12-17 tuổi một mũi vắc-xin và 52% số trẻ trong độ tuổi này được tiêm đầy đủ. Vào tháng 10, thẻ xanh Covid-19 của những người dưới 18 tuổi có ý nghĩa quan trọng. Có nghĩa là tất cả thanh thiếu niên sẽ cần phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm Covid âm tính để vào các địa điểm như rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà hàng và trung tâm mua sắm...
Ở Thụy Điển, trẻ em 12-15 tuổi chỉ đủ điều kiện tiêm vắc-xin nếu chúng bị bệnh phổi, hen suyễn nặng hoặc một tình trạng bệnh lý có nguy cơ cao khác. Ở Na Uy, không thuộc EU, việc triển khai vắc-xin gần đây đã được mở rộng cho trẻ em từ 12-15 tuổi nhưng sẽ chỉ cung cấp liều đầu tiên và liều thứ hai sẽ được đưa ra quyết định sau.
Tuy nhiên, sau những biến chứng hiếm gặp của vắc-xin trên trẻ nhỏ, Đan Mạch và Thụy Điển hiện đang dừng nhận phân phối từ Moderna cho nhóm đối tượng này.
Hoa Kỳ
Vào tháng 5, trẻ em từ 12 tuổi trở lên ở Mỹ bắt buộc phải tiêm phòng Covid-19 với 2 mũi, cách nhau 3 tuần.
Tính đến cuối tháng 7, 42% thanh thiếu niên 12-17 tuổi đã tiêm liều đầu tiên và 32% tiêm liều thứ hai của các mũi tiêm Pfizer hoặc Moderna.
Báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, số trẻ em nhập viện vì Covid-19 cao hơn từ 3,4-3,7 lần ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
Một số hội đồng trường học Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để bắt buộc trẻ em từ 12 tuổi trở lên phải tham gia lớp học, bất chấp sự phản đối của một số phụ huynh.
Pfizer cũng đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin Covid-19 trên trẻ nhỏ hơn. Kết quả đầu tiên, ở những trẻ từ 5 - 11 tuổi, dự kiến vào tháng 9 với dữ liệu về trẻ sơ sinh từ 6 tháng - 4 tuổi có khả năng sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.
Trung Quốc
Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em 3 - 17 tuổi được tiêm vắc-xin do nhà sản xuất Sinovac sản xuất, khiến nước này trở thành quốc gia đầu tiên chấp thuận tiêm vắc-xin cho nhóm tuổi nhỏ như vậy.
Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số (dân số Trung Quốc khoảng 1,4 tỷ dân) vào cuối năm nay. Đây là một con số không thể đạt được nếu không tính một số lượng lớn trẻ dưới 18 tuổi.
Ấn Độ
Vào tháng 8, cơ quan quản lý dược phẩm của đất nước đã cấp phép sử dụng khẩn cấp một loại vắc-xin mới do công ty dược phẩm địa phương Zydus Cadila phát triển cho tất cả những người từ 12 tuổi trở lên.
Thuốc tiêm hiện cần được tiêm 3 liều riêng biệt bằng dụng cụ bôi không có kim tiêm, thay vì một ống tiêm truyền thống. Công ty cho biết họ hy vọng sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên.
Các cố vấn khoa học của chính phủ cho biết tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi với các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể bắt đầu vào tháng 10, nhưng việc triển khai rộng rãi hơn sẽ chỉ diễn ra sau khi chương trình dành cho người lớn ở Ấn Độ hoàn thành, hiện được dự kiến vào cuối năm nay.
Tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em ở Việt Nam, liệu đã đến lúc áp dụng?
Theo BS Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), đúng là hiện nay tại nước ta chưa tiến hành tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bởi nhóm tuổi này chưa thực sự cần thiết. Có một số nguyên nhân cho việc không nên tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ nhỏ lúc này:
BS Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM)
Hiện nay tại nước ta chưa tiến hành tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bởi nhóm tuổi này chưa thực sự cần thiết. Chỉ khi nào toàn bộ người lớn được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 thì câu chuyện có cần tiêm phòng cho trẻ con hay không mới cần bàn đến.
Một là, trong tình hình dịch bệnh hiện tại ở nước ta, nguồn vắc-xin Covid-19 không hề dư dả, chúng ta nên ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ cho tất cả người lớn - những người có khả năng chuyển biến nặng hơn hẳn so với trẻ nhỏ trước đã.
Hai là, trẻ nhỏ nếu chẳng may mắc bệnh Covid-19 thì hầu hết có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, nói chung ở thể nhẹ và nhanh chóng phục hồi, nhiều trường hợp tự hết lúc nào không hay. Việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 lúc này chưa cần thiết với nhóm tuổi này.
Việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 lúc này chưa cần thiết với nhóm tuổi này tại Việt Nam.
Ba là, trẻ nhỏ nếu tiêm vắc-xin Covid-19 cũng chưa chắc làm giảm nguồn lây nhiễm bởi nếu tiêm vắc-xin rồi vẫn có khả năng nhiễm bệnh khi đi ra ngoài. Lúc này, trẻ có thể mang mầm bệnh về (trẻ có thể không có triệu chứng bệnh hoặc rất nhẹ, nhanh chóng hết) lây cho ông bà, bố mẹ, những người cao tuổi trong nhà nếu có thêm bệnh nền nữa thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta có thể không xác định được nguồn lây, trong khi người cao tuổi mắc bệnh Covid-19 thì diễn biến khó lường trước.
Nói tóm lại, chỉ khi nào toàn bộ người lớn được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 thì câu chuyện có cần tiêm phòng cho trẻ con hay không mới cần bàn đến. Bạn không cần phải quá lo lắng khi trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng Covid-19 lúc này.
(Tổng hợp thêm các nguồn: The New York Times, Parent)
Theo Nhịp Sống Việt
-
Sức khỏe4 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe5 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe17 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.