- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tình trạng gây chết người nhiều hơn cả HIV/AIDS
Nghiên cứu cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây ra 1,27 triệu ca tử vong mỗi năm. Tình trạng này thậm chí còn gây chết người nhiều hơn cả HIV/AIDS vào năm 2019.
- Kháng kháng sinh đang đe dọa sức khỏe toàn cầu, nếu mắc phải 3 bệnh này thì bạn không nên dùng kháng sinh
- Số ca "siêu bệnh lậu" kháng kháng sinh không thể điều trị có thể tăng chóng mặt do quan hệ tình dục kiểu này
- Đây là danh sách 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ đang là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người
Kháng thuốc kháng sinh đã giết chết nhiều người hơn so với HIV hoặc sốt rét vào năm 2019. Theo Bloomberg, đây là kết quả được công bố trên tạp chí The Lancet đầu năm 2022, dựa trên phân tích toàn cầu. Năm 2019, ước tính trên toàn cầu có 4,95 triệu ca tử vong liên quan tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Trong đó, nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc trực tiếp dẫn đến cái chết của 1,27 triệu người. Điều này khiến nó trở thành căn bệnh gây tử vong thứ 3 thế giới.
Dự báo 10 triệu người chết hàng năm vào 2050
Các nhà khoa học đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong nhiều năm về mối đe dọa nhiễm trùng khó chữa từ những vi khuẩn kháng ngay cả loại kháng sinh mạnh nhất. Nghiên cứu là nỗ lực tập hợp dữ liệu từ hàng trăm quốc gia, cho thấy số người chết vì kháng thuốc đã tăng nhanh hơn dự kiến.
Giáo sư Chris Murray, đồng tác giả nghiên cứu, Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, Đại học Washington, Mỹ, cho biết: “Các ước tính dự đoán vào năm 2050 sẽ có gần 10 triệu người mất mạng mỗi năm vì kháng kháng sinh. Chúng ta đang tiến gần hơn tới con số đó. Nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc đua chống kháng thuốc, chúng ta cần tận dụng dữ liệu này để hành động đúng và thúc đẩy đổi mới. Những dữ liệu mới của chúng tôi tiết lộ quy mô thực sự của tình trạng kháng thuốc trên toàn thế giới và lời cảnh báo rõ ràng cho việc chúng ta phải hành động ngay trước mối đe dọa”.
Kháng thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 thế giới vào năm 2019, chỉ sau đột quỵ và bệnh tim. Ảnh: CIDRAP.
Theo bài báo, các nhà khoa học đã truy tìm những trường hợp tử vong có liên quan 23 mầm bệnh và 88 sự kết hợp giữa mầm bệnh và thuốc bằng dữ liệu từ 204 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hầu hết trường hợp tử vong là do nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, nguyên nhân trực tiếp gây ra hơn 400.000 ca tử vong. Tiếp theo là nhiễm trùng đường máu, chiếm khoảng 370.000 ca tử vong, thứ 3 là nhiễm trùng vùng bụng như viêm ruột thừa, dẫn đến khoảng 210.000 ca tử vong.
Những tính toán cũng cho thấy chỉ kháng kháng sinh là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 thế giới vào năm 2019, chỉ sau đột quỵ và bệnh tim.
Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Châu Phi cận Sahara và Nam Á có tỷ lệ tử vong trực tiếp ước tính cao nhất, với 24 và 22 ca tử vong trên 100.000 dân.
Trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu ước tính chúng chiếm 1/5 số ca tử vong liên quan nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao
Kháng thuốc kháng sinh (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, làm cho bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Do tình trạng kháng thuốc, thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi trùng khác trở nên vô hiệu và nhiễm trùng ngày càng trở nên khó hoặc không thể điều trị.
Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới xếp nước ta vào nhóm có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Theo báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017, từ năm 2009, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Nguyên nhân chính là lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ lên đến 91%.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao. Ảnh: Freepik.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả, Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Các chuyên gia khuyến cáo để giảm tình trạng kháng thuốc, người dân chỉ dùng kháng sinh điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn, không dùng bao vây; chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ trong mọi trường hợp có thể, ưu tiên kháng sinh phổ hẹp, đặc hiệu; dùng kháng sinh đúng liều lượng, đủ về thời gian và phối hợp kháng sinh hợp lý; tuân thủ các biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn, tránh lan truyền vi khuẩn đề kháng.
Theo Zing
-
Sức khỏe3 giờ trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe21 giờ trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe23 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe1 ngày trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).