- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Top 5 loại rau quen thuộc là cây thuốc được Bộ Y tế công nhận
Bạc hà, tía tô, kinh giới… là các loại rau ăn kèm phổ biến đồng thời được dùng trong một số bài thuốc dân gian.
Bộ Y tế đã đưa ra danh sách 70 cây thuốc được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong số đó, nhiều cây được người dân sử dụng làm rau ăn hằng ngày.
Bạc hà có công dụng giải độc, chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ… Người bệnh có thể dùng lá bạc hà hãm nước sôi uống. Ngoài ra, theo Nature, nước ép từ lá bạc hà hỗ trợ trị các vấn đề như tiêu chảy, làm dịu cơn đau dạ dày, dị ứng. Đây còn là nguồn tinh dầu thơm tự nhiên, giàu monoterpene và sesquiterpene, đặc biệt là menthol dùng chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc răng miệng.
Rau kinh giới hay ăn kèm bún đậu có thể sử dụng làm thuốc. Ảnh: Ban Mai
Kinh giới còn gọi là khương giới, giả tô thuộc họ bạc hà. Cây có khả năng chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa. Người dân có thể dùng kinh giới dạng khô sắc hoặc hãm nước uống chữa băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu.
Theo Thư viện Dược Quốc gia Mỹ, kinh giới có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, diệt côn trùng, kháng virus, hạ lipid máu, hạ đường huyết, giảm đau, chống loạn nhịp tim, chống khối u và điều hòa miễn dịch.
Tía tô thuộc họ bạc hà có thể dùng cành, lá, hạt chín, công năng chữa đau thượng vị, ợ hơi, nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho trừ đờm.
Theo Webmd, loại cây này chứa các hóa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống dị ứng, chống trầm cảm, chống viêm, giảm sưng tấy và hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Một số thành phần tự nhiên trong tía tô như axit phenolic, flavonoid, tinh dầu có các dược tính thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm thuộc họ nhân sâm. Nhiều bộ phận của cây có thể sử dụng làm thuốc như rễ, thân, cành, lá. Công dụng chính là bổ khí, tiêu thực, lợi sữa, tiêu viêm, giải độc.
Rễ đinh lăng chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi, ngủ ít, tiêu hóa kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, giã đắp sưng tấy. Thân, cành chữa thấp khớp, đau lưng. Người dân có thể sắc nước uống từ rễ, thân, cành.
Húng chanh còn được gọi là dương tử tô, rau thơm lông thuộc họ bạc hà. Loại rau sống quen thuộc này có thể chữa cảm cúm, sốt nóng về chiều, chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chảy máu cam, táo bón.
Theo MDPI, lá húng chanh có khả năng sản xuất ra một loại tinh dầu có hàm lượng cao carvacrol, thymol, β-caryophyllene mang nhiều đặc tính dược lý như chống khối u, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống động kinh, chữa lành vết thương, diệt ấu trùng và giảm đau.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe1 giờ trướcLá mắc mật, một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền mà còn trong cả ẩm thực Việt, đang ngày càng được chú ý bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Từ hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, kháng viêm đến bảo vệ gan, lá mắc mật thực sự là một "thần dược" từ thiên nhiên mà bạn không nên bỏ qua.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMùa đông khiến mọi người thường có xu hướng ăn quá nhiều. Điều này sẽ dẫn đến khó tiêu và đau bụng. Hầu hết mọi người đều dựa vào thuốc để khắc phục cơn đau dạ dày đột ngột, nhưng có một số biện pháp tự nhiên giúp cơn đau dạ dày không còn là nỗi lo.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMột số loại rau tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều ký sinh trùng gây hại sức khỏe, các bà nội trợ đặc biệt cẩn thận khi sơ chế và chế biến.
-
Sức khỏe7 giờ trướcLấy lá hẹ nấu cháo chữa ho cho trẻ nhưng người lớn lấy nhầm lá hoa thủy tiên, nên sau ăn trẻ đau bụng, nôn liên tục, phải đi viện cấp cứu.
-
Sức khỏe7 giờ trướcOmega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe, vì vậy bổ sung 5 loại cá dưới đây sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcĐược sử dụng từ hàng ngàn năm trước trong y học cổ truyền, loại gia vị này vẫn được khoa học hiện đại công nhận là một phương thuốc tự nhiên quý giá với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNghệ là loại gia vị cực phổ biến có lợi cho hầu hết mọi người, ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcHiện bệnh nhân không có hi vọng điều trị khỏi ung thư vú, chỉ điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, giảm sự đau đớn cho người bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 5 giờ mổ con lợn chết không rõ nguyên nhân, người đàn ông 32 tuổi sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo đau bụng, nôn nhiều sau đó rơi vào tình trạng suy đa tạng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuả sung là loại quả dân dã mọc nhiều ở các ven bờ ao, vậy ăn quả sung xanh có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột nghiên cứu dựa trên hơn 50.000 người chỉ ra cách hết sức dễ dàng để cắt giảm 13-20% nguy cơ đột quỵ chỉ bằng các bữa ăn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối là loại quả dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại quả này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông đến, thời tiết lạnh và hanh khô khiến hệ hô hấp của chúng ta dễ bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bổ sung các loại quả giàu vitamin và khoáng chất là cách đơn giản mà hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ hô hấp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng đặc biệt tốt cho sức khoẻ nhất là ăn vào buổi sáng, vậy mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?