Top 6 thói quen xấu có thể gây ra tai nạn chết người trong nhà vệ sinh, thói quen thứ 4 dường như người hiện đại nào cũng có

Theo ước tính, trong đời mỗi người dành trung bình khoảng 2-3 năm trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, một số tai nạn trong nhà vệ sinh sẽ xảy ra nếu chúng ta thường xuyên có những thói quen này khi đi vệ sinh.

Bác sĩ Cao Giang, Phó Khoa Tim mạch, Bệnh viện trực thuộc Đại học Quân y Hải quân Trung Quốc chia sẻ: cần phải đề phòng 6 tai nạn chết người dễ xảy ra trong nhà vệ sinh.

1. Dùng lực mạnh khi đi đại tiện, cảnh giác bệnh nhồi máu cơ tim

Top 6 thói quen xấu có thể gây ra tai nạn chết người trong nhà vệ sinh, thói quen thứ 4 dường như người hiện đại nào cũng có-1
Ảnh minh họa

Hiện nay, không chỉ người già mà cả người trẻ cũng dễ bị mắc chứng táo bón. Khi đi đại tiện, thường có thói quen dùng lực rất mạnh để "rặn", hành động này vô tình đẩy cơ thể vào tình trạng nguy hiểm.

Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử. Do đó, những người bị bệnh tim cần chú ý.

Khuyến cáo: Người bệnh tim không nên dùng lực để "rặn" khi đi đại tiện, nếu cần có thể dự trữ các loại thuốc nhuận tràng tương ứng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bạn có thể kê một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để thuận tiện cho việc đại tiện.

Đối với người bị táo bón, thay vì cố rặn mạnh, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.

2. Đứng dậy quá nhanh, đề phòng ngất xỉu

Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh có thể gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu. Hiện tượng này được gọi là hạ huyết áp thế đứng.

Đặc biệt những người cao tuổi, có hiện tượng xơ cứng động mạch, khả năng điều hòa tim suy yếu, huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế, gây chóng mặt, té ngã, ngất xỉu, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, huyết áp của bệnh nhân cao huyết áp sẽ cao hơn vào buổi sáng, nhiều người có thói quen đại tiện sau khi ngủ dậy, những đối tượng này sẽ dễ gặp tai nạn khi đi vệ sinh.

Khuyến cáo: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi một lúc trước khi ra khỏi giường để đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, mọi người nên từ từ đứng dậy, người cao tuổi có thể tìm chỗ vịn hoặc nhờ người hỗ trợ để đứng dậy.

3. Đi tiểu sau 1 thời gian dài nhịn tiểu, có thể tổn thương tim và thận

Top 6 thói quen xấu có thể gây ra tai nạn chết người trong nhà vệ sinh, thói quen thứ 4 dường như người hiện đại nào cũng có-2
Ảnh minh họa

Nhiều người có thói quen xấu là nhịn tiểu, nhịn vài tiếng trước khi đi vệ sinh. Khi nhịn tiểu, tâm trạng căng thẳng và huyết áp tăng cao. Khi bạn đi tiểu đột ngột sau khi nhịn tiểu quá lâu, bàng quang được làm rỗng quá nhanh sẽ làm tụt huyết áp, nhịp tim chậm lại.

Sự dao động của huyết áp và nhịp tim như vậy dễ gây ra các tai biến về tim mạch và mạch máu não. Việc kìm hãm nước tiểu cũng có thể làm tăng áp lực trong bàng quang, làm hỏng chức năng chuyển hóa của thận để bài tiết chất thải và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khuyến cáo: Không nhịn tiểu trong thời gian dài. Không nên đi tiểu quá nhanh sau khi nhịn quá lâu, cố gắng đi tiểu chậm lại.

4. Vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, cảnh báo bệnh trĩ

Nói chung, thời gian đi vệ sinh không quá 10 phút, nhưng nếu bạn vừa đi vệ sinh vừa nghịch điện thoại, đại não sẽ giảm sự chú ý vào việc đại tiện và thời gian đại tiện sẽ bị kéo dài ra.

Vừa ngồi vệ sinh, máu ứ đọng quá nhiều ở đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về hậu môn trực tràng như bệnh trĩ.

Khuyến cáo: Không mang điện thoại di động của bạn vào nhà vệ sinh. Không nên đi vệ sinh quá 10 phút.

5. Nước tắm quá nóng dễ bị tai biến

Top 6 thói quen xấu có thể gây ra tai nạn chết người trong nhà vệ sinh, thói quen thứ 4 dường như người hiện đại nào cũng có-3
Ảnh minh họa

Nhiều người tăng nhiệt độ nước nóng một cách vô thức và kéo dài thời gian tắm vào mùa đông. Nếu nước quá nóng và thời gian tắm quá lâu sẽ làm mạch máu giãn nở, máu dồn vào mạch máu ngoại vi làm giảm lưu lượng máu về tim và não, người già thường bị xơ cứng động mạch, máu kém, co giãn mạch, dễ gây thiếu oxy não dẫn đến tai biến.

Khuyến cáo: Chúng ta nên tắm ở nhiệt độ 35 - 40 độ C, kiểm tra nhiệt độ bằng tay và cảm thấy ấm. Mỗi lần 10-15 phút là đủ và tốt nhất không nên tắm quá 20 phút.

6. Nền nhà trơn và có nước, rất dễ bị té ngã

Phòng tắm thường là nơi trơn nhất. Người có chân và bàn chân kém có thể dễ dàng ngã và gây ra gãy xương hay các tai nạn khác. Trong số đó, hông bị gãy xương là phổ biến hơn. Các vết ngã trầy xước cũng có thể bị nhiễm trùng và gây ra các biến chứng khác.

Do đó, chúng ta nên làm sạch nước trong phòng tắm mỗi khi rời đi, đối với người cao tuổi nên có người trong gia đình khi ra vào phòng tắm. Ngoài ra, người cao tuổi không nên khóa cửa nhà vệ sinh khi đi vệ sinh, đi tắm.

Khuyến cáo: Dọn sạch nước trong phòng tắm kịp thời và sử dụng thảm trải sàn hoặc gạch lát nền chống trơn trượt. Lắp tay vịn an toàn bên cạnh bồn cầu và bên đầu vòi hoa sen.

Nguồn: Aboluowang

Theo Trí Thức Trẻ 


thói quen xấu

tai nạn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.