- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trầm cảm ở tuổi 76
Khó ngủ, nhiều đêm thức trắng, cụ bà uống nhiều loại thuốc ngủ dẫn đến mệt mỏi, đi khám được bác sĩ phát hiện bị trầm cảm nặng.
Sẵn các bệnh nền cường giáp, tăng huyết áp, tiểu đường, gần đây, cụ bà 76 tuổi, ở Hà Nội thêm chứng khó tập trung, suy nghĩ tiêu cực, giảm hứng thú với những thói quen trước kia như tập dưỡng sinh, xem phim.
Lâu dần bà sống thu mình, không muốn giao du tiếp xúc với mọi người xung quanh, liên tục mất ngủ. Bà mua thuốc ngủ về uống nhưng không cải thiện thậm chí còn mệt hơn. Con cháu thấy bà bất thường nên đưa đến bệnh viện khám.
Theo ThS.BS Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện E, lúc mới đến khám, cụ bà liên tục đi lại, bồn chồn, khó chịu, bác sĩ phải rất kiên nhẫn động viên bệnh nhân yên tâm thăm khám. Kết quả kiểm tra sức khoẻ cho thấy cụ bà bị trầm cảm, rối loạn lo âu.
“Trước đó bệnh nhân uống rất nhiều loại thuốc ngủ trôi nổi trên thị trường dẫn đến khó khăn cho điều trị sau này”, bác sĩ Chung nói. Sau thời gian điều trị nội trú, bệnh nhân khí sắc khá hơn, vận động nhanh nhẹn, đỡ than phiền mệt mỏi, ngủ được. Bà ổn định sức khỏe nên được ra viện, tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú.
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến ở người cao tuổi. (Ảnh minh hoạ)
Bác sĩ Chung cho hay, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến ở người cao tuổi. Trầm cảm ở người cao tuổi thường là đợt trầm cảm tái diễn của bệnh lý cảm xúc khởi phát từ trước (gọi là trầm cảm khởi phát sớm), hoặc khởi phát sau tuổi 65 (trầm cảm khởi phát muộn). Theo các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới, khoảng 1-4% người cao tuổi trong cộng đồng bị trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam.
Có hai yếu tố nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi. Trong đó, yếu tố sinh học như giới, tiền sử trầm cảm, bệnh lý thực thể kèm theo đau đầu mạn tính, mất ngủ. Ngoài ra còn có yếu tố tâm lý - xã hội như độc thân, ly hôn, mất mát người thân, sống cô lập, thiếu sự chăm sóc.
Trầm cảm ở người cao tuổi còn liên quan đến nhiều bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, ung thư, bệnh lý mạch máu, bệnh lý tự miễn, bệnh lý tâm thần (suy giảm nhận thức, rối loạn vận động). "Trầm cảm ở người cao tuổi là bệnh lý phổ biến, có những đặc điểm lâm sàng và cơ chế riêng biệt", bác sĩ Chung nói.
Nhiều triệu chứng của bệnh khá giống với những bệnh lý tuổi già khác nên dễ bị bỏ qua. Triệu chứng trầm cảm ít khi được nhận biết ở người cao tuổi là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú, buồn rầu và vô cảm.
Những triệu chứng mờ nhạt khác như đau, mệt mỏi, chóng mặt, nặng chân, khó thở, đau ngực. Nặng hơn, bệnh nhân thường hoang tưởng bị tội, luôn nói mình có lỗi, là gánh nặng, nghiêm trọng hơn thì có ý tưởng hay hành vi tự sát.
Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như thu rút khỏi xã hội, không tuân thủ điều trị, kém chăm sóc bản thân, lạm dụng rượu và các chất an dịu, gây ngủ.
Theo tiêu chuẩn đánh giá bệnh lý trầm cảm, người có những biểu hiện trên liên tục hai tuần, kéo dài trong ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động, cần được điều trị. Khi ấy, quá trình điều trị giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng, tái hòa nhập xã hội, phòng ngừa tái phát.
Để điều trị, cần phối hợp các phương pháp như hóa dược, liệu pháp tâm lý và điều biến não. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Gia đình nên ở bên cạnh thường xuyên, chăm sóc và động viên, không để họ có cảm giác bị bỏ rơi hay cô đơn.
Theo VTC news
-
Sức khỏe24 phút trướcSau 5 ngày ăn tiết lợn, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, đau nhức toàn thân, chân sưng to, nổi các nốt phỏng tím đen, trụy tim mạch.
-
Sức khỏe5 giờ trướcNhững gì chúng ta ăn, uống có thể có tác động lớn đến mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Tìm hiểu những tác động của cà phê và trà với việc tăng, giảm nguy cơ đột quỵ.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChuyên gia cảnh báo hành vi ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng 2 tay nhấn vào động mạch ở cổ - có thể gây đột quỵ do thiếu máu, thậm chí ngưng tim.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCà chua là loại quả mọng nước, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, kali và lycopene. Khi được ép thành nước, cà chua vẫn giữ nguyên được những dưỡng chất quý giá này, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột phụ nữ 56 tuổi ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bị sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, hoại tử chân sau khi chi 40 triệu đồng chữa rắn cắn ở nhà thầy lang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCà chua là thực phẩm quen thuộc, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau rất tốt cho sức khỏe nhưng có những loại rau củ do chế biến hoặc bảo quản không đúng cách mà biến thành chất độc, gây hại sức khỏe, thậm chí nuôi dưỡng tế bào ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông 44 tuổi được gia đình đưa vào cấp cứu lúc đêm khuya do đau bụng dữ dội. Kết quả lọc máu của bệnh nhân khiến bác sĩ bất ngờ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDiệp hạ châu, một loại cây mọc hoang dại quen thuộc ở Việt Nam, từ lâu đã được biết đến như một "thần dược" bình dân với muôn vàn lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có mặt trong các bài thuốc dân gian, diệp hạ châu còn được khoa học hiện đại chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTía tô và gừng vừa là rau gia vị vừa là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, vậy lá tía tô nấu với gừng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMặc dù cốm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu ăn cốm không được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận, đúng nơi sản xuất uy tín thì rất có thể sẽ gặp nhiều tổn hại sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNatri cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Các thực phẩm như chuối, khoai tây, tỏi và đậu giúp kiểm soát nồng độ natri bằng cách cung cấp kali và các chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ chức năng thận, giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa tổng thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.