- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ bị sốc sốt xuất huyết kéo dài có nguy cơ không hồi phục và dẫn đến tử vong
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin điều trị, thời gian gần đây bệnh thường có diễn biến bất thường khiến nhiều bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết dẫn đến nguy hiểm và khó điều trị.
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin điều trị, thời gian gần đây bệnh thường có diễn biến bất thường khiến nhiều bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết dẫn đến nguy hiểm và khó điều trị.
Sốc sốt xuất huyết kéo dài dẫn đến nguy cơ không hồi phục và tử vong
Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong tuần thứ 2 của tháng 9. Toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 760 ca nhập viện do sốt xuất huyết trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 63%, đáng lưu ý rất nhiều bệnh nhân nhi tái sốc sốt xuất huyết trong quá trình điều trị.
Mới đây, êkip khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa hội chẩn cấp cứu thành công cho một ca tái sốc sốt xuất huyết nhiều lần theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống động, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết: "Biến chứng trẻ em đối với sốt xuất huyết mà thường gặp nhất và nguy hiểm nhất là sốc, khi trẻ bị sốc sốt xuất huyết dẫn đến tụt huyết áp và không có máu nuôi cơ quan. Tình trạng sốc như này thì có thể tái đi tái lại và các bái sĩ phải theo dõi sát để điều trị nâng huyết áp trẻ lên để cho nó kịp thời để tránh gây ra những biến chứng đáng tiếc. Tình trạng tái sốc sốt xuất huyết trong mùa bệnh năm nay khá nhiều. Có bệnh nhi tái sốc sốt xuất huyết đến 3-4 lần với những trường hợp này cần theo dõi sát sao để cấp cứu kịp thời cấp cứu. Bởi sốc sốt xuất huyết ở trẻ kéo dài có nguy cơ tiến triển thành sốc không hồi phục và dẫn đến tử vong".
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa hiện tại bệnh nhi tái sốc sốt xuất huyết đã qua cơn nguy kịp. Đáng chú ý đa số các trường hợp tái sốc như thế này thường bị tổn thương cơ quan như suy gan, suy thận, nếu nặng hơn phải lọc máu mới có thể cứu sống bệnh nhân. Tỷ lệ tái sốc sốt xuất huyết trong điều trị khá cao và phụ thuộc nhiều chủng virus gây bệnh cũng như cơ địa từng trẻ tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ béo phì khi mắc sốt xuất huyết.
Những trẻ béo phì bị sốc sốt xuất huyết càng cực kỳ khó điều trị
"Khoa cũng điều trị rất nhiều trường hợp các trẻ bị sốc sốt xuất huyết, đối với trẻ em mắc sốt xuất huyết năm nay diễn biến phức tạp hơn. Đặc biệt tình trạng sốc khó điều trị đối với trường hợp bệnh nhi béo phì điều trị rất vất vả, chúng tôi phải áp dụng rất nhiều kỹ thuật, rất nhiều phương pháp để mà điều trị cho trẻ được", bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai rất nguy hiểm do tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Bệnh nhân có thể có những diễn biến bất thường hơn, cần được theo dõi sát sao, đặc biệt là trên những bệnh nhân có bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, gan thận,... hoặc phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi.
Đối với trẻ có cơ địa thừa cân béo phì, khi mắc bệnh sốt xuất huyết thường bệnh diễn tiến nặng hơn. Để tránh những biến chứng do sốt xuất gây ra, nếu trẻ sốt liên tục 3 ngày kèm dấu hiệu mệt mỏi, có nhiều nốt xuất huyết bất thường ngoài da, đi cầu phân đen, tay chân lạnh, chán ăn, mệt mỏi… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, gia đình cần thông báo cho trạm y tế để khoanh vùng, phun xịt không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Theo Helino
-
Sức khỏe9 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Không chỉ giúp các món ăn thêm thơm ngon, ăn tỏi sống hàng ngày có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTỏi là gia vị rất quen thuộc trong căn bếp, khi ngâm nó cùng mật ong sẽ tạo nên dung dịch nhiều công dụng cho sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĐây là ca thứ 6 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng, trong đó có 2 ca tử vong, 4 ca đã khỏi bệnh
-
Sức khỏe18 giờ trướcDù rất dễ mua, giá rẻ, cũng dễ tự trồng nhưng 3 thực phẩm này lại là “vũ khí đắc lực” giúp chúng ta chống lại bệnh mỡ máu, tim mạch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVới hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất, cá hồi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cực tốt cho bệnh thận.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu phộng (lạc) là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng ăn được loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCúm chỉ là cảm lạnh nặng, không có triệu chứng cúm thì không lây bệnh, kháng sinh là thuốc trị cúm... Đó là những hiểu nhầm về bệnh cúm của không ít người, mặc dù trong thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã ‘ngập tràn’ thông tin về căn bệnh cúm mùa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số sai lầm khi tập thể dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trường hợp của người đàn ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc dưới đây là ví dụ điển hình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi sống là món ăn yêu thích của nhiều người, vậy ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe2 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với tất cả, dưới đây là những người không nên chạy bộ.
-
Sức khỏe2 ngày trướcThức uống từ củ gừng và chanh tươi được nhiều người yêu thích, vậy uống nước chanh gừng tươi có tác dụng gì?