Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây

Việc phát hiện sớm những triệu chứng ban đầu, đưa trẻ đi bác sỹ khám ngay sẽ giúp bố mẹ xử lý các vấn đề sức khỏe của trẻ dễ dàng hơn.

Việc phát hiện sớm những triệu chứng ban đầu, đưa trẻ đi bác sỹ khám ngay sẽ giúp bố mẹ xử lý các vấn đề sức khỏe của trẻ dễ dàng hơn.

Dưới đây là 7 dấu hiệu quan trọng phản ánh những vấn đề về sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm và đưa trẻ đi bác sỹ khám ngay:

1. Nốt ruồi không ngừng phát triển

Hầu hết nốt ruồi không gây nguy hại cho trẻ, tuy nhiên có tới gần 50% trường hợp ung thư hắc tố (một loại ung thư da nghiêm trọng) bắt nguồn từ nốt ruồi.
Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 1.
Nhiều loại nốt ruồi có thể phát triển thành ung thư da.

Có hai loại nốt ruồi đặc biệt nguy hiểm:

Nốt ruồi bẩm sinh: Loại nốt ruồi này tồn tại ngay khi trẻ chào đời và có khả năng phát triển thành ung thư hắc tố. Khi đó, các bác sỹ sẽ kiểm tra và có thể khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên gia da liễu để được tư vấn kỹ hơn.

Nốt ruồi không ngừng phát triển: Loại nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển thành ung thư hắc tố hơn. Chúng thường to hơn đầu tẩy của bút chì, có hình dạng bất thường và màu sắc không đều, phần rìa có màu nhạt hơn và phần trung tâm có màu nâu đậm. Cũng có nhiều nốt ruồi bất thường có những chấm đen ở phần rìa.

2. Rụng tóc

Việc trẻ nhỏ rụng tóc trong khoảng 6 tháng đầu đời là hiện hoàn toàn bình thường và không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho trẻ. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị rụng tóc do nằm nhiều và do buộc tóc quá chặt.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị rụng tóc mà không do các nguyên nhân trên, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt. Các nguyên nhân rụng tóc bất thường bao gồm: nấm da đầu, rụng tóc vùng, hội chứng nghiện giật tóc, thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng...

Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 2.
Trẻ bị rụng tóc thành mảng lớn do nhiều nguyên nhân.

3. Tâm trạng và hành vi không ổn định 

Trong quá trình phát triển tâm sinh lý, hầu hết trẻ nhỏ đều có thể trải qua những ngày tâm trạng đột nhiên “tụt dốc”, khiến trẻ buồn chán, cô đơn hay chán trường. Tuy nhiên, nếu tâm trạng buồn chán đó của trẻ kéo dài, có thể đã mắc phải chứng trầm cảm.

Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 3.
Những dấu hiệu như lười ăn, ngủ ly bì, buồn bực có thể là triệu trứng ban đầu của chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ.

Các dấu hiệu của chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ bao gồm:

- Thay đổi về khẩu vị – lười ăn hoặc ăn quá nhiều.

- Thay đổi về giấc ngủ – không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều.

- Cảm giác buồn phiền, tuyệt vọng, tội lỗi hoặc mất niềm tin kéo dài.

- Khó tập trung hoặc suy giảm khả năng suy nghĩ và khả năng vận động.

- Mệt mỏi, ủ dột và trốn tránh.

- Phản ứng cự tuyệt tăng dần.

- Cáu kỉnh hoặc giận dữ.

- La hét hoặc khóc lóc.

- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử.

4. Kích thước vòng đầu to bất thường

Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 4.
Cha mẹ nên theo dõi quá trình khép thóp của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Đặc điểm của thóp có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Ví dụ, thóp bị trũng, hõm có thể báo hiệu trẻ bị mất nước hay thóp phình ra có thể cho thấy trẻ bị viêm màng não hoặc căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Vi vậy, nếu phát hiện thóp của trẻ phát triển bất thường, hãy cho trẻ khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, đề xuất bác sỹ kiểm tra xương đầu của trẻ thường xuyên để đảm bảo chúng phát triển bình thời.

5. Suy giảm thính lực

Trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào thính lực để tương tác và học hỏi, việc phát hiện và khắc phục vấn đề kịp thời là đặc biệt quan trọng.

Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 5.

Trẻ bị suy giảm thính lực không được can thiệp sớm sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu và giao tiếp.

Nếu phát hiện thính lực của trẻ không đáp ứng được các điều kiện sau đây, hãy cho trẻ thăm khám kịp thời để được chữa trị:

- Trẻ sơ sinh bị giật mình khi nghe thấy âm thanh lớn.

- Khi được 2 tháng tuổi, trẻ im lặng khi nghe thấy giọng cha mẹ.

- Khi được 4-5 tháng tuổi, trẻ nhìn theo nơi phát ra âm thanh to.

- Khi được 6 tháng tuổi, trẻ bắt chước các âm thanh và nói bập bẹ.

- Khi được 9 tháng tuổi, trẻ hướng đến nơi phát ra âm thanh vừa phải. Khi được 1 tuổi, trẻ phản ứng với âm nhạc và nói được các từ đơn giản.

6. Thường xuyên khát nước

Nếu trẻ thường xuyên khát nước, đi tiểu và mệt mỏi, hay nhanh đói và tầm nhìn bị nhòe đi trong một vài trường hợp, rất có thể trẻ đã bị tiểu đường. Với tiểu đường loại 1, trẻ thường bị sụt cân nhanh và các triệu chứng phát triển nhanh thành bệnh trong vài tuần; trong khi đó trẻ bị tiểu đường loại 2 thường có những dấu hiệu kháng insulin như xuất hiện mảng da dày sẫm màu mượt như nhung hay hội chứng buồng trứng đa nang khó chẩn đoán trong vài tháng hay thậm chí vài năm.

Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 6.
Trẻ hoàn toàn có khả năng bị tiểu đường nếu có dấu hiệu thường xuyên khát nước.

Nếu phát hiện trẻ thường xuyên khát nước, cha mẹ hãy đặc biệt cảnh giác và cho trẻ khám chữa sớm nhất có thể. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị tiểu đường loại 1 chỉ được phát hiện khi bệnh phát triển quá nặng và đau lòng hơn cả là chẩn đoán muộn có thể dẫn đến tử vong.

7. Ngáy to

Ngáy là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ. Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng này giảm dần khi đường khí quản của trẻ phát triển giúp không khí lưu thông dễ dàng mà không phát ra âm thanh và khi trẻ học được cách nuốt nước bọt.


Trẻ cần được bác sỹ khám chữa sớm nhất có thể nếu thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây - Ảnh 7.
Trẻ có thể đã có vấn đề về sức khỏe nếu hiện tượng ngày không chấm dứt.

Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau nếu hiện tượng ngáy không giảm dần hoặc chấm dứt:

Các vấn đề về cấu trúc đường thực quản: Lệch vách ngăn mũi; viêm amiđan và khuyết tật cổ họng.

Chứng ngừng thở lúc ngủ: Đường khí quản của trẻ bị cản trở hoàn toàn khiến trở ngừng thở tạm thời. Khi đó, chứng ngừng thở lúc ngủ khiến trẻ phát ra tiếng ngáy cực to và có giấc ngủ bị gián đoạn. 

Theo Trí thức trẻ

bệnh trẻ em

bác sĩ khám

sức khỏe của trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.